(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Áp dụng sáng kiến trong công tác
Người hỏi : Phạm hồng thắm     Số điện thoại:      Email: hong****@gmail.com.vn     Địa chỉ: Phường 3, thị xã Tây Ninh
Ngày hỏi: 16/04/2014 - 10 Giờ 44 phút     Ngày chuyển: 16/04/2014 - 10 Giờ 46 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh; Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh

Hiện tôi là một công chức đang làm việc trong đơn vị hành chính nhà nước, tôi khôg bằng lòng việc đánh giá xếp loại công chức hàng năm của tỉnh vì theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu xếp loại chiến sĩ thi đua hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tối thiểu phải có 1 sáng kiến trong công việc, nhưng thực tế việc việt sáng kiế chỉ có người viết và người công nhận nó biết  thôi, chứ chẳng ai công bố, công khai để biết triển khai, áp dụng (vậy có hợp lý, công bằng không?), khi đúng nghĩa của sáng kiến  hay còn gọi là sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác nhằm khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt  trong công tác ". Do đó, cần công khai cho mọi người cùng biết.

Ví dụ như năm 2013: Sở Nông nghiệp và PTNT có 63 chiến sỉ thi đua (theo Quyết định số 3611/QĐ-SNN ngày 31/12/2013) tương đương 63 sáng kiến (nhưng chẳng ai biết, chẳng ai hay). Việc vận động các CCVCNLĐ viết sáng kiến càng công khai bao nhiêu thì  khi công nhận sáng kiến càng bí mật bấy nhiêu. Do đó, tôi đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh giao cho 1 đơn vị tổng hợp các sáng kiến của các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị (nếu có), sau đó lập ra  một trang Web riêng (trang sáng kiến kinh nghiệm) như trang hỏi đáp trực tiếp. để mọi người có thể xem, nếu phù hợp với công việc của mình thì áp dụng, theo tôi đó mới là mục tiêu chính để vận động viết sáng kiến.

 


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Nội vụ     
Thời gian trả lời: 28/04/2014 - 16 Giờ 42 phút
Đánh giá câu trả lời:     2 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

       Đầu tiên, thay mặt Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Tây Ninh, Thường trực Hội đồng ghi nhận những ý kiến góp ý của bà cho phong trào thi đua, công tác khen thưởng của tỉnh cũng như tại cơ sở trong thời gian qua.

       Đối với thắc mắc, đề xuất của bà, cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ) giải đáp như sau:

       Điều 13 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (Nghị định số 42/2010/NĐ-CP) quy định như sau:

“Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:

1. Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”;

2. Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có giải pháp công tác, có đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới phải được Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở công nhận. Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập”.

Do đó, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét cho những cá nhân đã đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến” và có giải pháp, sáng kiến, kinh nghiệm được cấp cơ sở xét, công nhận. Theo quy định hiện hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thành lập Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở để xét duyệt công nhận sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ quản lý chuyên môn, kỹ thuật, có năng lực đánh giá, thẩm định các sáng kiến cải tiến hoặc các giải pháp, đề tài trong quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Vì vậy, việc xét, công nhận sáng kiến theo quy định là công khai, minh bạch, dân chủ, quyết định theo đa số.

Theo Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn, không có quy định việc “vận động viết sáng kiến kinh nghiệm” mà chỉ quy định việc đăng ký danh hiệu thi đua ngay từ đầu năm và xét, công nhận danh hiệu thi đua khi kết thúc năm công tác.

Về việc phổ biến, nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm, cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh ghi nhận đề xuất của bà, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh, UBND tỉnh trong thời gian tới, tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng đối với sáng kiến, kinh nghiệm của các cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

Riêng đối với sáng kiến công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”,  Khoản 4 Điều 18 Luật Thi đua, Khen thưởng quy định “Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị” và Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP nội dung tổ chức phong trào thi đua có quy định “…tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua”. Do đó, việc phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm của các cá nhân được công nhận Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” là trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Trân Trọng./.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Áp dụng sáng kiến trong công tác
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh; Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh

Hiện tôi là một công chức đang làm việc trong đơn vị hành chính nhà nước, tôi khôg bằng lòng việc đánh giá xếp loại công chức hàng năm của tỉnh vì theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu xếp loại chiến sĩ thi đua hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tối thiểu phải có 1 sáng kiến trong công việc, nhưng thực tế việc việt sáng kiế chỉ có người viết và người công nhận nó biết  thôi, chứ chẳng ai công bố, công khai để biết triển khai, áp dụng (vậy có hợp lý, công bằng không?), khi đúng nghĩa của sáng kiến  hay còn gọi là sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác nhằm khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt  trong công tác ". Do đó, cần công khai cho mọi người cùng biết.

Ví dụ như năm 2013: Sở Nông nghiệp và PTNT có 63 chiến sỉ thi đua (theo Quyết định số 3611/QĐ-SNN ngày 31/12/2013) tương đương 63 sáng kiến (nhưng chẳng ai biết, chẳng ai hay). Việc vận động các CCVCNLĐ viết sáng kiến càng công khai bao nhiêu thì  khi công nhận sáng kiến càng bí mật bấy nhiêu. Do đó, tôi đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh giao cho 1 đơn vị tổng hợp các sáng kiến của các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị (nếu có), sau đó lập ra  một trang Web riêng (trang sáng kiến kinh nghiệm) như trang hỏi đáp trực tiếp. để mọi người có thể xem, nếu phù hợp với công việc của mình thì áp dụng, theo tôi đó mới là mục tiêu chính để vận động viết sáng kiến.

 

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh; Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh

Hiện tôi là một công chức đang làm việc trong đơn vị hành chính nhà nước, tôi khôg bằng lòng việc đánh giá xếp loại công chức hàng năm của tỉnh vì theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu xếp loại chiến sĩ thi đua hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tối thiểu phải có 1 sáng kiến trong công việc, nhưng thực tế việc việt sáng kiế chỉ có người viết và người công nhận nó biết  thôi, chứ chẳng ai công bố, công khai để biết triển khai, áp dụng (vậy có hợp lý, công bằng không?), khi đúng nghĩa của sáng kiến  hay còn gọi là sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác nhằm khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt  trong công tác ". Do đó, cần công khai cho mọi người cùng biết.

Ví dụ như năm 2013: Sở Nông nghiệp và PTNT có 63 chiến sỉ thi đua (theo Quyết định số 3611/QĐ-SNN ngày 31/12/2013) tương đương 63 sáng kiến (nhưng chẳng ai biết, chẳng ai hay). Việc vận động các CCVCNLĐ viết sáng kiến càng công khai bao nhiêu thì  khi công nhận sáng kiến càng bí mật bấy nhiêu. Do đó, tôi đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh giao cho 1 đơn vị tổng hợp các sáng kiến của các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị (nếu có), sau đó lập ra  một trang Web riêng (trang sáng kiến kinh nghiệm) như trang hỏi đáp trực tiếp. để mọi người có thể xem, nếu phù hợp với công việc của mình thì áp dụng, theo tôi đó mới là mục tiêu chính để vận động viết sáng kiến.

 

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: