Câu hỏi 1
Ông Nguyễn Văn Ý Và bà Nguyễn Thị Nhung kết hôn trước năm 1987 và chung sống với nhau có 02 người con. Trong quá trình chung sống có tạo lập một tài sản là quyền sử dụng đất đưiợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2006, diện tích 15.000m2. Năm 2016, Ông Nguyển Văn ý chết, năm 2017 Mẹ của Ông Nguyễn Văn Ý chết. (Cha của ông Nguyễn Văn Ý chết năm 1986). Hỏi
Câu hỏi 2
Ông Nguyễn Văn Sống Và bà Hồ Thị Bé chung sống với nhau trước 1987 và có 05 người con là Tý, Tuyết, Khánh, Toàn, Ly . Năm 1996 ông sống chết . Năm 1998 lần lượt các người con của Ông Sống và Bà Bé có gia đình, Năm 1999 Bà Bé được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 5.000m2. Năm 2003, Bà Hồ Thị Bé chết không để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình, Trong 05 người con thì có 01 người con tên Khánh chết năm 2013 và có 02 con . Năm 2018 gia đình bà Hồ Thị Bé lên UBND xã ký thỏa thuận phân chia Di sản của Bà Bé. Hỏi
xin cảm ơn
Theo nội dung câu hỏi của bạn, Sở Tư pháp có ý kiến như sau:
Câu hỏi 1: Trước tiên xác định đây là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông Nguyễn Văn Ý và bà Nguyễn Thị Nhung. Do ông Nguyễn Văn Ý lúc còn sống không để lại Di chúc để định đoạt tài sản của mình, nên khi phần di sản của Ông Nguyễn Văn Ý (7.500m2) được chia thừa kế theo quy định của pháp luật được quy định tại điểm a Khoản 1, Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 thì Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do đó, di sản của ông Nguyễn Văn Ý được chia theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015, cụ thể gồm: vợ, 02 người con của ông Ý, con nuôi (nếu có) mẹ của ông Ý và cha, mẹ, nuôi của ông Ý (nếu có).
Đến năm 2017, Mẹ của ông Ý mới chết, phát sinh quyền thừa kế. Trong trường hợp mẹ ông Ý không để lại di chúc thì di sản để lại được chia theo quy định của pháp luật như đã nêu trên. Do đó, anh, chị, em ruột của ông Ý được quyền hưởng di sản do Mẹ của ông Ý để lại.
Câu hỏi 2: Tương tự như câu hỏi số 1.
- Nếu bà Bé khi còn sống không để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình, khi bà Bé chết thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật, được quy định tại điểm a Khoản 1, Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 thì Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như đã nêu tại nội dung trả lời câu hỏi số 1. 05 người con được quyền hưởng thừa kế như nhau.
- Đến năm 2013 Ông Khánh mới chết, tương tự như trên thì Vợ và 02 con của ông Khánh được quyền hưởng di sản của Ông Khánh để lại.
Thân ái chào bạn.