(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Hướng dẫn thủ tục hồ sơ sửa chữa công trình, nguồn ngân sách tỉnh năm 2022, chi thường xuyên
Người hỏi : Nguyễn Văn Hân     Số điện thoại: 0906XXX208     Email:      Địa chỉ: Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh
Ngày hỏi: 09/05/2022 - 10 Giờ 47 phút     Ngày chuyển: 09/05/2022 - 13 Giờ 56 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi quý cơ quan chuyên môn về xây dựng!

Năm 2022 đơn vị được UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thường xuyên để sửa chữa, cải tạo doanh trại. Hiện nay, đã thực hiện xong các bước như: Khảo sát thiết kế, lập dự toán, thẩm tra xong, các gói thầu xây lắp có giá trị trên 500.000.000 đồng. Qua nghiên cứu các quy định, chúng tôi dự kiến thực hiện các quy trình như sau:

1. Kế hoạch, biên bản khảo sát sửa chữa các công trình (đơn vị thực hiện).

2. Báo cáo đề xuất nội dung sửa chữa gửi sở Tài chính (đơn vị thực hiện).

3. Quyết định giao vốn năm 2022 (UBND tỉnh)

4. Thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra.

5. Thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật (gửi SXD)

6. Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu (gửi SKHĐT)

7. Về hợp đồng thi công: Trọn gói, hình thức chỉ định thầu rút gọn (do gói thầu dưới 1.000.00.000 đồng).

8. Kiểm tra nghiệm thu hoàn thành và quyết toán.

Để bảo đảm  thực hiện đúng qui định pháp luật. kính đề nghị quý cơ quan cho ý kiến các bước thực hiện đã nêu trên và hướng dẫn thực hiện để triển khai các bước đúng qui định.

* Lý do đặt câu hỏi: Năm 2017 UBND tỉnh ban hành quyết định số 33 trong đó có giao chủ đầu tư tự thực hiện các gói thầu có giá trị dưới 500trđ, tuy nhiên đến năm 2020 UBND tỉnh ban hành quyết định số 52 hủy quyết định số 33. Vì vậy chủ đầu tư không phê duyệt gói thầu dưới 500trđ.

rất mong nhận được trả lời của quý cơ quan sớm nhất để đơn vị triển khai thực hiện hoàn thành đúng tiến độ.


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tài chính     
Thời gian trả lời: 13/05/2022 - 16 Giờ 35 phút
Đánh giá câu trả lời:     25 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Đối với câu hỏi trực tuyến của bạn, Sở Tài chính có ý kiến, cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 5 của Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính Quy định về lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sữa chữa tài sản công, quy định:

“Điều 4. Quản lý, sử dụng kinh phí bảo dưỡng, sữa chữa tài sản công:

...

2. Thông tư này hướng dẫn thêm một số quy định đối với kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng như sau:

a) Khi phân bổ dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng, hồ sơ tài liệu kèm theo gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;

b) Khi kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; cụ thể:

Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công phê duyệt kế hoạch sửa chữa, trong đó thuyết minh đầy đủ các nội dung nêu tại điểm a khoản 2 Điều này;

Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

Theo quy định trên, khi kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trong đó đối với trường hợp sửa chữa công trình có dự toán sửa chữa dưới 500 triệu do thủ trưởng đơn vị quản lý tài sản công phê duyệt kế hoạch sửa chữa trong đó thuyết minh đầy đủ các nội dung nêu tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 65/2021/TT-BTC, trường hợp sửa chữa công trình có dự toán sửa chữa trên 500 triệu thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình (đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thì thực hiện theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực).

Trân trọng./.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Xây dựng     
Thời gian trả lời: 13/05/2022 - 15 Giờ 47 phút
Đánh giá câu trả lời:     12 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Xây dựng có ý kiến đối với các nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Sở Xây dựng như sau:

1. Về công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (BCKTKT)

- Chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo đề xuất nội dung cải tạo, sửa chữa và trình người quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn có điều kiện năng lực phù hợp để lập BCKTKT theo quy mô đã được người quyết định đầu tư chấp thuận.

- Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn có điều kiện năng lực phù hợp theo quy định để thẩm tra BCKTKT.

- Trình hồ sơ BCKTKT đến cơ quan chủ trì thẩm định của người quyết định đầu tư để thẩm định.

- Cơ quan chủ trì thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

(Trường hợp người quyết định đầu tư là Chủ tịch UBND tỉnh thì cơ quan chủ trì thẩm định đối với dự án nêu trên là Sở Xây dựng)

2. Về kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình

Chủ đầu tư lập báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình và lập danh mục hồ sơ theo quy định tại Phụ lục VIb được ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ, gửi đến cơ quan chủ trì kiểm tra công tác nghiệm thu theo phân cấp tại Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh để tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định.

Sở Xây dựng trả lời để ông Nguyễn Văn Hân được biết.

Trân trọng./.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Hướng dẫn thủ tục hồ sơ sửa chữa công trình, nguồn ngân sách tỉnh năm 2022, chi thường xuyên
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi quý cơ quan chuyên môn về xây dựng!

Năm 2022 đơn vị được UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thường xuyên để sửa chữa, cải tạo doanh trại. Hiện nay, đã thực hiện xong các bước như: Khảo sát thiết kế, lập dự toán, thẩm tra xong, các gói thầu xây lắp có giá trị trên 500.000.000 đồng. Qua nghiên cứu các quy định, chúng tôi dự kiến thực hiện các quy trình như sau:

1. Kế hoạch, biên bản khảo sát sửa chữa các công trình (đơn vị thực hiện).

2. Báo cáo đề xuất nội dung sửa chữa gửi sở Tài chính (đơn vị thực hiện).

3. Quyết định giao vốn năm 2022 (UBND tỉnh)

4. Thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra.

5. Thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật (gửi SXD)

6. Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu (gửi SKHĐT)

7. Về hợp đồng thi công: Trọn gói, hình thức chỉ định thầu rút gọn (do gói thầu dưới 1.000.00.000 đồng).

8. Kiểm tra nghiệm thu hoàn thành và quyết toán.

Để bảo đảm  thực hiện đúng qui định pháp luật. kính đề nghị quý cơ quan cho ý kiến các bước thực hiện đã nêu trên và hướng dẫn thực hiện để triển khai các bước đúng qui định.

* Lý do đặt câu hỏi: Năm 2017 UBND tỉnh ban hành quyết định số 33 trong đó có giao chủ đầu tư tự thực hiện các gói thầu có giá trị dưới 500trđ, tuy nhiên đến năm 2020 UBND tỉnh ban hành quyết định số 52 hủy quyết định số 33. Vì vậy chủ đầu tư không phê duyệt gói thầu dưới 500trđ.

rất mong nhận được trả lời của quý cơ quan sớm nhất để đơn vị triển khai thực hiện hoàn thành đúng tiến độ.

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi quý cơ quan chuyên môn về xây dựng!

Năm 2022 đơn vị được UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thường xuyên để sửa chữa, cải tạo doanh trại. Hiện nay, đã thực hiện xong các bước như: Khảo sát thiết kế, lập dự toán, thẩm tra xong, các gói thầu xây lắp có giá trị trên 500.000.000 đồng. Qua nghiên cứu các quy định, chúng tôi dự kiến thực hiện các quy trình như sau:

1. Kế hoạch, biên bản khảo sát sửa chữa các công trình (đơn vị thực hiện).

2. Báo cáo đề xuất nội dung sửa chữa gửi sở Tài chính (đơn vị thực hiện).

3. Quyết định giao vốn năm 2022 (UBND tỉnh)

4. Thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra.

5. Thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật (gửi SXD)

6. Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu (gửi SKHĐT)

7. Về hợp đồng thi công: Trọn gói, hình thức chỉ định thầu rút gọn (do gói thầu dưới 1.000.00.000 đồng).

8. Kiểm tra nghiệm thu hoàn thành và quyết toán.

Để bảo đảm  thực hiện đúng qui định pháp luật. kính đề nghị quý cơ quan cho ý kiến các bước thực hiện đã nêu trên và hướng dẫn thực hiện để triển khai các bước đúng qui định.

* Lý do đặt câu hỏi: Năm 2017 UBND tỉnh ban hành quyết định số 33 trong đó có giao chủ đầu tư tự thực hiện các gói thầu có giá trị dưới 500trđ, tuy nhiên đến năm 2020 UBND tỉnh ban hành quyết định số 52 hủy quyết định số 33. Vì vậy chủ đầu tư không phê duyệt gói thầu dưới 500trđ.

rất mong nhận được trả lời của quý cơ quan sớm nhất để đơn vị triển khai thực hiện hoàn thành đúng tiến độ.

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: