(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, NGHỈ HƯU
Người hỏi : LÊ THUỲ ANH     Số điện thoại:      Email: hieu***@tayninh.gov.vn     Địa chỉ: TÂY NINH
Ngày hỏi: 15/07/2015 - 15 Giờ 22 phút     Ngày chuyển: 16/07/2015 - 10 Giờ 17 phút

Nội dung câu hỏi:

1. Tại Điều 187, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tuổi nghỉ hưu: "Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi". Như vậy, người lao động không bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu (hết tuổi lao động)? Khi người lao động (kể cả cán bộ, công chức, viên chức) đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đối với nữ và không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, có nhu cầu tiếp tục làm việc thì cơ quan, đơn vị có được quyền tiếp tục sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đó hay không? Có bắt buộc phải ra quyết định thôi việc do hết tuổi lao động không?

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc do hết tuổi lao động mà không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu thì cơ quan, đơn vị có giải quyết chế độ thôi việc không?


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội     
Thời gian trả lời: 07/08/2015 - 16 Giờ 03 phút
Đánh giá câu trả lời:     6 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Theo nội dung 1 của câu hỏi:

1. Tại Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tuổi nghỉ hưu: “Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”. Như vậy, người lao động không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu (hết tuổi lao động)? Khi người lao động (kể cả cán bộ, công chức, viên chức) đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đối nữ và không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, có nhu cầu tiếp tục làm việc thì cơ quan, đơn vị có được quyền tiếp tục sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đó hay không? Có bắt buộc phải ra quyết định thôi việc do hết tuổi lao động không?

Trả lời: Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2013) và Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 9 (Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2015.

Phần căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012:

* Căn cứ Điều 187 của Bộ luật lao động quy định: Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

 3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

* Căn cứ  tại khoản 1 Điều 166 Bộ Luật Lao động quy định: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ Luật Lao động (Nữ trên 55 tuổi, Nam trên 60 tuổi có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động)

Phần căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ:

* Căn cứ Điều 6 Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi” Mục 1 Chương II của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định như sau:

1. Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

2. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Phần căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 :

* Căn cứ Điều 49 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006  quy định: Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí.

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định đối tượng áp dụng như sau:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

* Căn cứ Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006  quy định: Điều kiện hưởng lương hưu.

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

* Căn cứ Điều 51 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006  quy định: Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

* Căn cứ Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006  quy định: Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

* Căn cứ Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006  quy định: Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.

2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

* Căn cứ Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006  quy định: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

 Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

* Căn cứ Điều 57 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006  quy định: Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ các quy định hướng dẫn trên thì tuổi hưu của người lao động khi Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động năm 2012;

 Khi người lao động (Nam đủ  60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi) và không bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động thì  có thể Căn cứ Điều 6 Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi” Mục 1 Chương II của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định như sau:

1. Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

2. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo nội dung 2 của câu hỏi:

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc do hết tuổi lao động mà không đảm bảo điều kiện về thời đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu thì cơ quan, đơn vị có giải quyết chế độ thôi việc không?

Trả lời: Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2013)

* Căn cứ Điều 48 của Bộ luật Lao động quy định: Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Căn cứ quy định hướng dẫn trên thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian và tiền lương tính trợ cấp thôi việc cho người lao động được tính theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 48 của Bộ Luật Lao động.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, NGHỈ HƯU
 Nội dung câu hỏi:

1. Tại Điều 187, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tuổi nghỉ hưu: "Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi". Như vậy, người lao động không bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu (hết tuổi lao động)? Khi người lao động (kể cả cán bộ, công chức, viên chức) đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đối với nữ và không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, có nhu cầu tiếp tục làm việc thì cơ quan, đơn vị có được quyền tiếp tục sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đó hay không? Có bắt buộc phải ra quyết định thôi việc do hết tuổi lao động không?

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc do hết tuổi lao động mà không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu thì cơ quan, đơn vị có giải quyết chế độ thôi việc không?

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

1. Tại Điều 187, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tuổi nghỉ hưu: "Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi". Như vậy, người lao động không bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu (hết tuổi lao động)? Khi người lao động (kể cả cán bộ, công chức, viên chức) đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đối với nữ và không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, có nhu cầu tiếp tục làm việc thì cơ quan, đơn vị có được quyền tiếp tục sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đó hay không? Có bắt buộc phải ra quyết định thôi việc do hết tuổi lao động không?

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc do hết tuổi lao động mà không đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu thì cơ quan, đơn vị có giải quyết chế độ thôi việc không?

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: