phòng tư pháp châu thành có chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực chữ ký phải ký vào sổ hồ sơ lưu của công chức tư pháp hộ tịch không? nếu có quy định công khai cho người dân biết điều khoản nào trong văn bản quy phạm pháp luật? bắt cả bên uỷ quyền nhận uỷ quyền ký vào sổ lưu thì có hành dân không? trong quy định chỉ nói rõ ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ nếu có bộ phận một cửa, chứ không có nói ký vào sổ lưu hồ sơ hay sổ chứng thực chữ ký? đề nghị giải thích rõ nội dung câu hỏi miễn kiêu muốn biết rõ liên hệ phòng tư pháp nha! châu thành là cơ quan trả lời cho có trên cổng thông tin điện tử. chức quý ngài nghiên cứu kỹ trả lời dùm, nếu không có thì chấn chỉnh dùm công tác chứng thực chữ ký tại 15 xã thị trấn nhé
Phòng Tư pháp trả lời như sau:
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định: “Sổ chứng thực dùng để theo dõi, quản lý các việc đã chứng thực tại cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực”. Do vậy, phát sinh từ thực tế trong hoạt động quản lý, để có cơ sở đối chiếu nên khi thực hiện chứng thực chữ ký của cá nhân ngoài việc cho đương sự ký vào văn bản, giấy tờ thì công chức còn yêu cầu ký vào sổ chứng thực.
Trường hợp ông/bà phản ánh là chứng thực chữ ký theo điểm d khoản 4, Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ (chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không có liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản). Đây là hình thức ủy quyền đơn phương nên theo quy định chỉ yêu cầu chứng thực chữ ký bên ủy quyền. Nếu địa phương bạn phản ánh công chức thực hiện có yêu cầu bên ủy quyền và bên được ủy quyền đều phải chứng thực chữ ký là sai.
Phòng Tư pháp huyện sẽ có văn bản chấn chỉnh công tác chứng thực trong thời gian sớm nhất.