(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Quốc tịch và thay đổi quốc tịch
Người hỏi : Huỳnh Thị Ngoc Dung     Số điện thoại:      Email: andr*******@gmail.com     Địa chỉ: Long Thới, Long Thành Trung, Hoà Thành, Tây Ninh
Ngày hỏi: 10/04/2018 - 16 Giờ 56 phút     Ngày chuyển: 11/04/2018 - 08 Giờ 59 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính Gửi Sở Tư Pháp Tây Ninh

Tôi quê quán Tây Ninh, sinh con ở Hà Nội năm 2011 trước khi hợp pháp hoá giấy kết hôn, do khó khăn trong việc đi lại nhiều lần khi đăng ký khai sinh nên chồng tôi quyết định chọn quốc tịch Inđônesia cho con để nhanh chóng hoàn tất thủ tục làm visa Việt Nam cho con ở Việt Nam hợp pháp lúc đó, cũng đã có Giấy quyết định cha nhận con, nay tôi muốn con đựơc học trúng tuyến ở tỉnh Tây Ninh nên xin thay đổi quốc tịch thành công dân Việt Nam, xin được hướng dẫn thủ tục và như vậy con tôi có được phép mang 2quốc tịch tới 18 tuổi không? Chân thành cảm ơn


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tư pháp     
Thời gian trả lời: 18/04/2018 - 09 Giờ 46 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì trường hợp của con anh (chị) đã có Quốc tịch nước ngoài (Indonesia) nay muốn nhập Việt nam thì phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam. Thành phần hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 20Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 7 Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam như sau:

* Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; (Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó); Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

-  Bản khai lý lịch;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; (Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp). Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP (Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó) để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ thường trú);

- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. (Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

- Trường hợp con chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam cùng cha, mẹ thì phải nộp Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.

Lưu ý: Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn nhưng phải nộp một số giấy tờ sau để chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

- Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao) phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.

Ngoài ra anh (chị) có hỏi thêm là “như vậy con tôi có được phép mang 2 quốc tịch tới 18 tuổi không?”. Xin trả lời anh chị như sau: theo quy định tại Điều 4; khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì:

“Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

Khoản 3, Điều 19 quy định:

          Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”

Như vậy, trường hợp con của anh (chị) khi nhập Quốc tịch Việt Nam thì phải thôi Quốc tịch nước ngoài (chỉ được phép mang 01 quốc tịch), trừ trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch và chỉ trong trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Quốc tịch và thay đổi quốc tịch
 Nội dung câu hỏi:

Kính Gửi Sở Tư Pháp Tây Ninh

Tôi quê quán Tây Ninh, sinh con ở Hà Nội năm 2011 trước khi hợp pháp hoá giấy kết hôn, do khó khăn trong việc đi lại nhiều lần khi đăng ký khai sinh nên chồng tôi quyết định chọn quốc tịch Inđônesia cho con để nhanh chóng hoàn tất thủ tục làm visa Việt Nam cho con ở Việt Nam hợp pháp lúc đó, cũng đã có Giấy quyết định cha nhận con, nay tôi muốn con đựơc học trúng tuyến ở tỉnh Tây Ninh nên xin thay đổi quốc tịch thành công dân Việt Nam, xin được hướng dẫn thủ tục và như vậy con tôi có được phép mang 2quốc tịch tới 18 tuổi không? Chân thành cảm ơn

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính Gửi Sở Tư Pháp Tây Ninh

Tôi quê quán Tây Ninh, sinh con ở Hà Nội năm 2011 trước khi hợp pháp hoá giấy kết hôn, do khó khăn trong việc đi lại nhiều lần khi đăng ký khai sinh nên chồng tôi quyết định chọn quốc tịch Inđônesia cho con để nhanh chóng hoàn tất thủ tục làm visa Việt Nam cho con ở Việt Nam hợp pháp lúc đó, cũng đã có Giấy quyết định cha nhận con, nay tôi muốn con đựơc học trúng tuyến ở tỉnh Tây Ninh nên xin thay đổi quốc tịch thành công dân Việt Nam, xin được hướng dẫn thủ tục và như vậy con tôi có được phép mang 2quốc tịch tới 18 tuổi không? Chân thành cảm ơn

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: