(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Hỏi về quy trình trồng nấm bào ngư xám
Người hỏi : Dương Đăng Khoa     Số điện thoại: 0938XXX006     Email: duon******************@gmail.com     Địa chỉ:
Ngày hỏi: 07/11/2017 - 11 Giờ 39 phút     Ngày chuyển: 07/11/2017 - 16 Giờ 25 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Tây Ninh

Cho tôi hỏi quy trình trồng nấm bào ngư xám, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch nấm bào ngư xám như thế nào? Nếu tôi muốn thực hiện quy trình thì có thể liên hệ cơ quan nào để được tư vấn?


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Khoa học Công nghệ     
Thời gian trả lời: 13/11/2017 - 09 Giờ 22 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Hiện tại Trung tâm Thông tin, Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (TKC) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh đã chuyển giao thành công quy trình trồng nấm bào ngư xám. Vì thế, cá nhân, tập thể có nhu cầu có thể liên hệ Trung tâm để được tư vấn.

QUY TRÌNH TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM TRÊN GIÁ THỂ MÙN CƯA

1. Sơ đồ công nghệ

Chú ý: trong giai đoạn chỉnh ẩm, đóng bịch ta tiến hành bổ sung dinh dưỡng theo tỷ lệ.

2. Nguyên liệu

Sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa không bị mốc của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu (sung, mít, bồ đề, cao su...).

* Phương pháp ủ:

Sử dụng toàn bộ mùn cưa của các chủng gỗ nêu trên, tiến hành tạo ẩm bằng nước vôi với nồng độ 2% (2kg vôi/98 lít nước). Độ ẩm của nguyên liệu đạt 60%, sau khi đã làm ẩm bằng nước vôi, ta tiến hành ủ đống, từ 4-5 ngày sau đó ta tiến hành đóng bịch.

* Phương pháp đóng bịch và hấp:

Sau khi ủ đóng xong ta tiến hành phối trộn mạc cưa với dinh dưỡng: cám bắp, cám gạo, phân hữu cơ

Nguyên liệu được đóng vào túi PP (túi chịu nhiệt), kích thước túi 19x38cm. Bịch mùn cưa có trọng lượng 0.9-1.3kg: độ chặt vừa phải, nilon phải căng, nếu cấy giống bằng que sắn ta phải dùi lỗ giữa túi sâu 15cm, đường kính lỗ 1.2-1.5cm. Đầu túi được nút bằng nút bông có buộc nilon ở đầu rồi đem vào hấp khử trùng.

- Nếu hấp bằng lò hấp thủ công, ta tiến hành hấp ở điều kiện nhiệt độ từ 90 – 1000C, thời gian từ 10 – 12 giờ (tính từ lúc sôi).

- Nếu hấp bằng nồi áp suất, ta tiến hành hấp ở điều kiện 1 atm, nhiệt độ 1000C, thời gian từ 4 – 5 giờ (tính từ lúc sôi)

2. Cấy giống

Sau khi hấp xong ta để bịch phôi nguội hoàn toàn rồi mới tiến hành cấy giống.

a/ Chọn giống cấy: giống đúng tuổi (kín đáy từ 2-3 ngày), giống không nhiễm mốc xanh, đen, vàng... đồng thời phải không có mùi chua.

b/ Phương pháp cấy: Quá trình cấy được tiến hành trong phòng sạch, que cấy và tay phải được vô trùng bằng cồn.

Giống được cấy một lần trên bề mặt nguyên liệu.

Mỗi bịch giống từ 45 – 50 que cấy cho 45 – 50 bịch phôi, dùng panh gấp từng que cho vào lỗ đã dùi sẵn ở túi mùn cưa, mỗi bịch cấy một que sắn. Sau đó dùng nút bông đậy miệng bịch phôi lại

3. Ươm tơ

 Khi toàn bộ số bịch đã cấy xong, ta tiến hành vận chuyển bịch vào nhà ươm (nhà ươm cần ánh sáng tán xạ, độ ẩm thấp và không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào).

Sau 25 – 30 ngày tơ nấm đã đi trắng hoàn toàn bịch phôi.

4. Chăm sóc, thu hái

Bịch phôi sau khi đã đi trắng bịch, ta tiến hành vận chuyển sang khu vực nuôi trồng nấm.

Điều kiện khu vực nuôi trồng: cần độ ẩm cao, kín gió, thông thoáng.

Có 2 cách để cho ra nấm:

·        Rạch bịch: phương pháp này cho ra nấm thường xuyên, không kiểm soát được số lượng nấm ra. Cách rạch bịch: mỗi bịch rạch 9 – 12 đường rạch xen kẽ nhau, mỗi đường dài 3cm. sau khi rạch bịch xong ta úp ngược hoặc treo bịch nằm ngang.

·        Mở cổ nút: phương pháp này cho ra nấm theo đúng chủ ý của người trồng, kiểm soát được số lần ra và số lượng nấm của mỗi bịch. Cách tiến hành: mở nút bông, dùng nắp đậy miệng bịch lại khoảng 7 ngày (không cần tươi nước để tơ nấm ổn định lại, nếu mua bịch phôi ở nơi sản xuất khác nên để bịch khoảng 14 ngày cho tơ nấm ổn định hoàn toàn rồi mới mở nắp cho ra nấm). Sau đó mở miệng bịch ra và tiến hành phun sương tạo ẩm (tránh tưới trực tiếp vào miệng bịch). Thời gian mở nút đến khi thu hái nấm là 4 – 5 ngày.

Sâu bệnh hại nấm

Quá trình trồng nấm sò cũng như các loại nấm khác thường bị một số sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất rất lớn.

·        Chuột ăn giống nấm: Tìm cách bẫy và đánh thuốc để tiêu diệt chuột.

·        Các loại nấm mốc: Do nguyên liệu khử trùng và ủ chưa đảm bảo, môi trường cấy giống ô nhiễm nặng.

·        Các loại côn trùng phá hoại nấm:

Nguyên nhân do nhà nuôi trồng nấm có thời gian quá lâu, vệ sinh không đảm bảo... Phải dọn sạch các túi nấm đã thu hái hết, rữa giá đặt bịch, rữa nền bằng nước Javen, dùng thuốc phun để tiêu diệt hết các loại côn trùng.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Hỏi về quy trình trồng nấm bào ngư xám
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Tây Ninh

Cho tôi hỏi quy trình trồng nấm bào ngư xám, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch nấm bào ngư xám như thế nào? Nếu tôi muốn thực hiện quy trình thì có thể liên hệ cơ quan nào để được tư vấn?

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Tây Ninh

Cho tôi hỏi quy trình trồng nấm bào ngư xám, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch nấm bào ngư xám như thế nào? Nếu tôi muốn thực hiện quy trình thì có thể liên hệ cơ quan nào để được tư vấn?

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: