(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Chế độ của CBCC đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản
Người hỏi : Cá nhân     Số điện thoại: 0976XXX403     Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 11/05/2022 - 10 Giờ 22 phút     Ngày chuyển: 11/05/2022 - 10 Giờ 30 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi:   - Sở Nội vụ

                  - Sở Tài chính

     Tôi hiện là Chủ tịch Hội Phụ nữ phường, đang hưởng lương với hệ số lương: 3,33, phụ cấp chức vụ: 0,15. Từ tháng 01/01/2022 tôi nghỉ thai sản, nhưng do cơ quan không có người thay nên từ 01/5/2022 tôi phải đi làm (tôi đã nghỉ được 04 tháng, có cam kết đủ sức khỏe để đi làm sớm và được cơ quan đồng ý).

     Vậy cho tôi hỏi, thời gian tôi đi làm sớm 2 tháng (tháng 5, 6/2022) thì có được hưởng lương không? và lương được tính như thế nào? Thủ tục để được hưởng lương bao gồm những gì?

      Trân trọng cám ơn!

 


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Bảo hiểm Xã hội Tây Ninh     
Thời gian trả lời: 20/05/2022 - 21 Giờ 15 phút
Đánh giá câu trả lời:     2 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019;  khoản 1 Điều 34 và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014:

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng;

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động;

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014, người lao động được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 06 tháng với mức trợ cấp thai sản mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ.

Như vậy, người lao động đi làm sớm vừa được hưởng lương theo thời gian làm việc, đồng thời vẫn được hưởng đủ 06 tháng trợ cấp thai sản theo quy định.

Tuy nhiên với trường hợp người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì việc đóng BHXH sẽ được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng hướng dẫn về việc đóng BHXH của lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh như sau:

“Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN”.

Như vậy, kể từ thời điểm đi làm, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Theo đó, cả người lao động đi làm sớm sau thai sản và đơn vị đều phải đóng vào Qũy BHXH theo các tỷ lệ sau (căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 58/2020/NĐ-CP).

Về chế độ tiền lương và thủ tục do đơn vị sử dụng lao động quyết định.

Bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 140 BLLĐ năm 2019.

Xin chào Bạn !

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Chế độ của CBCC đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi:   - Sở Nội vụ

                  - Sở Tài chính

     Tôi hiện là Chủ tịch Hội Phụ nữ phường, đang hưởng lương với hệ số lương: 3,33, phụ cấp chức vụ: 0,15. Từ tháng 01/01/2022 tôi nghỉ thai sản, nhưng do cơ quan không có người thay nên từ 01/5/2022 tôi phải đi làm (tôi đã nghỉ được 04 tháng, có cam kết đủ sức khỏe để đi làm sớm và được cơ quan đồng ý).

     Vậy cho tôi hỏi, thời gian tôi đi làm sớm 2 tháng (tháng 5, 6/2022) thì có được hưởng lương không? và lương được tính như thế nào? Thủ tục để được hưởng lương bao gồm những gì?

      Trân trọng cám ơn!

 

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi:   - Sở Nội vụ

                  - Sở Tài chính

     Tôi hiện là Chủ tịch Hội Phụ nữ phường, đang hưởng lương với hệ số lương: 3,33, phụ cấp chức vụ: 0,15. Từ tháng 01/01/2022 tôi nghỉ thai sản, nhưng do cơ quan không có người thay nên từ 01/5/2022 tôi phải đi làm (tôi đã nghỉ được 04 tháng, có cam kết đủ sức khỏe để đi làm sớm và được cơ quan đồng ý).

     Vậy cho tôi hỏi, thời gian tôi đi làm sớm 2 tháng (tháng 5, 6/2022) thì có được hưởng lương không? và lương được tính như thế nào? Thủ tục để được hưởng lương bao gồm những gì?

      Trân trọng cám ơn!

 

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: