(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: chính sách thu hút đối với giáo viên
Người hỏi : Nguyễn Hồng Mơ     Số điện thoại:      Email: hong**@yahoo.com     Địa chỉ: Tân Hà- Tân Châu
Ngày hỏi: 26/10/2014 - 16 Giờ 34 phút     Ngày chuyển: 27/10/2014 - 09 Giờ 56 phút

Nội dung câu hỏi:

Tôi có đọc câu trả lời của UBND Tân Châu đối với câu hỏi của giáo viên ở Suối Ngô-Tân Châu. Tôi thắc mắc tại sao chế độ thu hút lại phân biệt đối với giáo viên có nhà hay không có nhà. Ai cũng muốn có một không gian riêng để sống bởi môi trường tập thể ẩm thấp, xuống cấp trầm trọng và đầy phức tạp. Nhiều giáo viên không có điều kiện phải vay tiền lời để mua tí đất cất nhà trong khi nhiều giáo viên được ưu ái, lợi thế có phòng công vụ sạch sẽ hơn thì họ cần gì nhà riêng nữa hay giáo viên nữ từ địa phương khác đến vùng khó khăn công tác mà không được chuyển về nơi có hộ khẩu thường trú thì họ phải lấy chồng lập nghiệp chứ không lẽ đợi chết già mà khi có con đi học, nếu không nhập khẩu thì phải đóng tiền ngoài địa bàn. Trong khi những giáo viên dù là người địa phương hay không thì cũng phải công tác gặp khó khăn như nhau và đôi khi trách nhiệm còn cao hơn. Hay trường hợp các giáo viên mới ra trường từ các tỉnh miền Bắc, Trung vào đây xin việc chẳng qua là họ không thể xin việc mới vào chứ có tình nguyện gì đâu. Liệu chính sách này còn bất cập? Xin nói thêm, câu trả lời này có mâu thuẩn với câu trả lời về chế độ thu hút trên báo Tây Ninh/2013 là ai công tác ở vùng khó khăn đều được hưởng chế độ thu hút ( tôi không nhớ rõ số báo, chỉ nhớ khoảng tháng 10/2013) Rất mong câu trả lời từ cấp có thẩm quyền!


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: UBND huyện Tân Châu     
Thời gian trả lời: 12/11/2014 - 13 Giờ 57 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Ủy ban nhân dân huyện trả lời câu hỏi của bà Nguyễn Hồng Mơ như sau:

Theo khoản 2 Điều 1 của Nghị Định 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ và Điều 2 của Thông tư số 35/2013/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính không nói đến hộ khẩu nhưng đối tượng hưởng phụ cấp thu hút kéo dài là những người đang công tác từ vùng không đặc biệt khó khăn được điều động đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn (đối với  nữ đủ 3 năm, nam đủ 5 năm) nhưng chưa được điều động công tác trở lại nơi cuối cùng trước khi chuyển đến vùng đặc biệt khó khăn thì tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút kéo dài kể từ ngày 15/4/2013.

Ví dụ cụ thể có nêu trong Thông tư 35/2013/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC như sau: Ông Nguyễn Văn A là giáo viên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với thời hạn 5 năm kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2007 (thời hạn luân chuyển được ghi rõ trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền). Đến ngày 01 tháng 9 năm 2012 tuy ông Nguyễn Văn A đã đủ thời gian 5 năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển nên ông Nguyễn Văn A vẫn tiếp tục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cho đến nay. Trường hợp ông Nguyễn Văn A đã được hưởng phụ cấp thu hút đủ 5 năm quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và đang hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013 (ngày Nghị định số 19/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) cho đến khi được luân chuyển trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển, ông Nguyễn Văn A được hưởng lại phụ cấp thu hút bằng 70% hệ số lương của bậc theo chức danh nghề nghiệp hiện hưởng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP và thôi hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

Như vậy, các trường hợp khác với quy định trên sẽ được hưởng phụ cấp lâu năm theo Điều 5 của Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.

Trân Trọng./.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: chính sách thu hút đối với giáo viên
 Nội dung câu hỏi:

Tôi có đọc câu trả lời của UBND Tân Châu đối với câu hỏi của giáo viên ở Suối Ngô-Tân Châu. Tôi thắc mắc tại sao chế độ thu hút lại phân biệt đối với giáo viên có nhà hay không có nhà. Ai cũng muốn có một không gian riêng để sống bởi môi trường tập thể ẩm thấp, xuống cấp trầm trọng và đầy phức tạp. Nhiều giáo viên không có điều kiện phải vay tiền lời để mua tí đất cất nhà trong khi nhiều giáo viên được ưu ái, lợi thế có phòng công vụ sạch sẽ hơn thì họ cần gì nhà riêng nữa hay giáo viên nữ từ địa phương khác đến vùng khó khăn công tác mà không được chuyển về nơi có hộ khẩu thường trú thì họ phải lấy chồng lập nghiệp chứ không lẽ đợi chết già mà khi có con đi học, nếu không nhập khẩu thì phải đóng tiền ngoài địa bàn. Trong khi những giáo viên dù là người địa phương hay không thì cũng phải công tác gặp khó khăn như nhau và đôi khi trách nhiệm còn cao hơn. Hay trường hợp các giáo viên mới ra trường từ các tỉnh miền Bắc, Trung vào đây xin việc chẳng qua là họ không thể xin việc mới vào chứ có tình nguyện gì đâu. Liệu chính sách này còn bất cập? Xin nói thêm, câu trả lời này có mâu thuẩn với câu trả lời về chế độ thu hút trên báo Tây Ninh/2013 là ai công tác ở vùng khó khăn đều được hưởng chế độ thu hút ( tôi không nhớ rõ số báo, chỉ nhớ khoảng tháng 10/2013) Rất mong câu trả lời từ cấp có thẩm quyền!

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Tôi có đọc câu trả lời của UBND Tân Châu đối với câu hỏi của giáo viên ở Suối Ngô-Tân Châu. Tôi thắc mắc tại sao chế độ thu hút lại phân biệt đối với giáo viên có nhà hay không có nhà. Ai cũng muốn có một không gian riêng để sống bởi môi trường tập thể ẩm thấp, xuống cấp trầm trọng và đầy phức tạp. Nhiều giáo viên không có điều kiện phải vay tiền lời để mua tí đất cất nhà trong khi nhiều giáo viên được ưu ái, lợi thế có phòng công vụ sạch sẽ hơn thì họ cần gì nhà riêng nữa hay giáo viên nữ từ địa phương khác đến vùng khó khăn công tác mà không được chuyển về nơi có hộ khẩu thường trú thì họ phải lấy chồng lập nghiệp chứ không lẽ đợi chết già mà khi có con đi học, nếu không nhập khẩu thì phải đóng tiền ngoài địa bàn. Trong khi những giáo viên dù là người địa phương hay không thì cũng phải công tác gặp khó khăn như nhau và đôi khi trách nhiệm còn cao hơn. Hay trường hợp các giáo viên mới ra trường từ các tỉnh miền Bắc, Trung vào đây xin việc chẳng qua là họ không thể xin việc mới vào chứ có tình nguyện gì đâu. Liệu chính sách này còn bất cập? Xin nói thêm, câu trả lời này có mâu thuẩn với câu trả lời về chế độ thu hút trên báo Tây Ninh/2013 là ai công tác ở vùng khó khăn đều được hưởng chế độ thu hút ( tôi không nhớ rõ số báo, chỉ nhớ khoảng tháng 10/2013) Rất mong câu trả lời từ cấp có thẩm quyền!

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: