- Cách phòng bệnh mì khảm lá ?
- Hiện nay có thuốc trị hữu hiệu ?
Trân trọng
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có ý kiến trả lời như sau:
Bệnh khảm lá cây khoai mì do tác nhân là virus gây ra và hiện nay chưa có thuốc để trị bệnh. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng là do lan truyền qua côn trùng môi giới (bọ phấn trắng) và qua hom giống lấy từ vùng có dịch. Bệnh đã phát sinh gây hại trên địa bàn huyện Tân Biên từ năm 2017 và đến nay hầu hết diện tích mì trồng trên địa bàn 10/10 xã, thị trấn đã bị nhiễm bệnh. Hầu hết các loại giống mì đang trồng phổ biến tại địa phương đã bị bệnh, chưa ghi nhận loại giống có khả năng chống chịu (kháng) với bệnh khảm; trước mắt có giống KM 94 nhiễm bệnh khảm lá nhẹ vào năm 2017, tuy nhiên đến nay tính chống chịu bệnh của loại giống này đã giảm và trong điều kiện áp lực bệnh cao có tỷ lệ cây bệnh > 70%. Hiện nay các cơ quan chuyên môn trong nước và quốc tế đang nghiên cứu thử nghiệm để tìm loại giống mì có khả năng kháng bệnh khảm lá. Để hạn chế bệnh khảm lá tiếp tục gây thiệt hại cho cây mì trên địa bàn tỉnh, trong đó bao gồm huyện Tân Biên, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị bà con nông dân:
+ Thu hoạch dứt diểm diện tích mì năm 2018 bị nhiễm bệnh khảm lá, cày hủy toàn bộ tàn dư cây mì sau thu hoạch và không sử dụng cây để làm giống.
+ Chuyển đổi sang cây trồng khác ít nhất 01 năm để cách ly nguồn bệnh.
+ Sau 01 năm cách ly nguồn bệnh, khi trồng vụ mì mới cần tuân thủ thời vụ xuống giống đồng loạt của địa phương và thực hiện đồng bộ các kỹ thuật canh tác như: Sử dụng nguồn giống KM 94 sạch bệnh; tăng cường sử dụng phân hữu cơ cải tạo đất, bón cân đối hàm lượng N – P – K, giảm lượng phân đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt để tăng khả năng chống chịu với bệnh hại. Hạn chế vận chuyển củ và tàn dư cây mì có bệnh đi lại trong khu vực (vùng) trồng mì để hạn chế nguồn bệnh phát tán từ nơi khác.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng ngay từ khi mới mọc mầm để phát hiện và phun thuốc diệt bọ phấn trắng nhằm hạn chế bệnh phát sinh gây hại giai đoạn cây con làm ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất và chữ bột cuối vụ. Nhổ, hủy cây bệnh ngay khi mới phát sinh cục bộ để hạn chế nguồn bệnh lây lan.
+ Áp dụng các biện pháp phòng chống khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn địa phương./.
Trân trọng!