(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: thời gian nâng bậc lương công chức cấp xã trước khi tuyển dụng có đóng bhxh bắc buộc
Người hỏi : cá nhân     Số điện thoại:      Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 05/12/2017 - 21 Giờ 37 phút     Ngày chuyển: 07/12/2017 - 07 Giờ 35 phút

Nội dung câu hỏi:

tôi tốt nghiệp quản trị văn phòng được trúng tuyển vào viên chức giáo dục vị trí văn thư, công tác được 9 thâng có đóng bhxh bắc buộc 9 tháng đó. sao đó tôi xin nghĩ việc và được trúng tuyển công chức văn phòng thống kê từ 8/2014 đến nay. đến nay tôi chưa đến thời gian nâng bậc lương theo ngạch chuyên viên a0, hiện tại tôi vẫn bậc 1, hệ số 2.10. vậy cho tôi xin hỏi thời gian công tác 9 tháng đóng bhxh bắc buộc làm công tác văn thư cũng băc 1, hệ số 2.10. tuyển dụng đúng ngành nghề đào tạo, có được áp dụng tại nghị định số 24/2010/ND-CP về tuyển dụng sử dụng quản lý công chức, tai điều 19 khoản 2 nghị định này không giữa văn thư và văn phòng thống kê. vì tôi cả hai vị trí văn thư và văn phòng thống kê được bố trí đúng chuyên ngành chuyên môn đào tạo


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Nội vụ     
Thời gian trả lời: 19/12/2017 - 07 Giờ 55 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

          1. Về thời hạn nâng bậc lương, trong trường hợp này của bạn là trường hợp đối với các ngạch có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên( đại học) và chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định như sau:

          Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

          Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

          1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

          a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

          - Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

          - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

          - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

          b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

          - Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

          - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

          - Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

          - Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

          c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

          - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

          - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

          - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

          Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

          2. Trong trường hợp của bạn thì vì bạn không nói rõ nếu bạn đã có 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụngthì bạn sẽ không phải thực hiện chế độ tập sự (khoản 1 điều 27 Luật viên chức).

          - Thời gian tập sự của viên chức từ 3 tháng đến 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc  (khoản 2 điều 27 của Luật viên chức).

          - Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian ốm đau từ 03 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự. (khoản 3 điều 20 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP).

          - Nội dung tập sự được quy định tại khoản 4 điều 20 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP như sau:

          + Nắm vững quy định của Luật Viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;

          + Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

          + Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

          - Một số chế độ và chính sách đối với người tập sự được quy định như sau:

          + Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 2, người tập sự có trình độ tiến sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.(khoản 1 điều 22 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP)

          + Người tập sự sẽ được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng trong các trường hợp sau (khoản 2 điều 22 Nghị định 29/2012/NĐ-CP)

          a) Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

          b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

          c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

          - Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.(khoản 3 điều 22 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP)

          3. Về miễn thực hiện chế độ tập sựtheo quy định tại Điều 18 Thông tư 06/2012/TT-BNV quy định như sau:

          Điều 18. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự

          1. Người được tuyển dụng vào chức danh công chức cấp xã Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hoá - xã hội, được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

          a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP tương ứng với chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng;

          b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng công chức cấp xã đã làm những công việc phù hợp với nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng.

          2. Người được tuyển dụng công chức cấp xã nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điềunày thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.

 

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: thời gian nâng bậc lương công chức cấp xã trước khi tuyển dụng có đóng bhxh bắc buộc
 Nội dung câu hỏi:

tôi tốt nghiệp quản trị văn phòng được trúng tuyển vào viên chức giáo dục vị trí văn thư, công tác được 9 thâng có đóng bhxh bắc buộc 9 tháng đó. sao đó tôi xin nghĩ việc và được trúng tuyển công chức văn phòng thống kê từ 8/2014 đến nay. đến nay tôi chưa đến thời gian nâng bậc lương theo ngạch chuyên viên a0, hiện tại tôi vẫn bậc 1, hệ số 2.10. vậy cho tôi xin hỏi thời gian công tác 9 tháng đóng bhxh bắc buộc làm công tác văn thư cũng băc 1, hệ số 2.10. tuyển dụng đúng ngành nghề đào tạo, có được áp dụng tại nghị định số 24/2010/ND-CP về tuyển dụng sử dụng quản lý công chức, tai điều 19 khoản 2 nghị định này không giữa văn thư và văn phòng thống kê. vì tôi cả hai vị trí văn thư và văn phòng thống kê được bố trí đúng chuyên ngành chuyên môn đào tạo

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

tôi tốt nghiệp quản trị văn phòng được trúng tuyển vào viên chức giáo dục vị trí văn thư, công tác được 9 thâng có đóng bhxh bắc buộc 9 tháng đó. sao đó tôi xin nghĩ việc và được trúng tuyển công chức văn phòng thống kê từ 8/2014 đến nay. đến nay tôi chưa đến thời gian nâng bậc lương theo ngạch chuyên viên a0, hiện tại tôi vẫn bậc 1, hệ số 2.10. vậy cho tôi xin hỏi thời gian công tác 9 tháng đóng bhxh bắc buộc làm công tác văn thư cũng băc 1, hệ số 2.10. tuyển dụng đúng ngành nghề đào tạo, có được áp dụng tại nghị định số 24/2010/ND-CP về tuyển dụng sử dụng quản lý công chức, tai điều 19 khoản 2 nghị định này không giữa văn thư và văn phòng thống kê. vì tôi cả hai vị trí văn thư và văn phòng thống kê được bố trí đúng chuyên ngành chuyên môn đào tạo

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: