(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất
Người hỏi : Thành Đăng     Số điện thoại:      Email: khan***********@gmail.com     Địa chỉ: Dương Minh Châu
Ngày hỏi: 15/07/2016 - 15 Giờ 54 phút     Ngày chuyển: 22/07/2016 - 10 Giờ 31 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Tây Ninh. Tôi có câu hỏi cần giải đáp như sau:

Ông Nguyễn Văn A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn B, hợp đồng đã được công chức, chứng thực theo quy định. Đồng thời đã nộp hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Dương Minh Châu. Tuy nhiên hồ sơ đang thực hiện thì bà C làm đơn xin ngăn chặn, không thực hiện hợp đồng trên gửi đến UBND huyện, Văn phòng ĐKĐĐ  chi nhánh Dương Minh Châu với lý do là ông A đang nợ tiền bà C.

Theo quy định của Luật Dân sự thì chỉ có cơ quan Tòa án, Thi hành mới có thẩm quyền ra Quyết định áp dụng Biện pháp ngăn chặn. Còn Văn phòng đăng ký đất đai chỉ có nhiệm vụ thực hiện thủ tục hành chính. 

Như vậy trường hợp nếu trên Văn phòng đang ký tiếp tục thực hiện hợp đồng, cấp giấy chứng nhận cho người dân hay là tạm ngưng thực hiện.

Xin cám ơn.


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tài nguyên và Môi trường     
Thời gian trả lời: 26/07/2016 - 14 Giờ 00 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sau khi nghiên cứu câu hỏi và đối chiếu các văn bản quy định của pháp luật đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 169 Bộ Luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ, không ai có thể bị hạn chế, bị tướt đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình"

Căn cứ Khoản 2, khoản 3, Điều 117, Điều 119 của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu Tòa án nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án xem xét ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Căn cứ Điều 69 của Luật Thi Hành án dân sự năm 2008 quy định trong trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán hoặc hủy hoại, thay đổi hiện trạng sử dụng, thay đổi hiện trạng thì Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng của người phải thi hành án và gởi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.

Căn cứ Điều 75 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định cơ quan điều tra có quyền yêu cầu niêm phong, bảo quản vật chứng.

 Căn cứ Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: "Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án".

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”.

Từ những căn cứ trên, đối với câu hỏi của ông Thành Đăng thì việc tạm ngưng giải quyết thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản được thực hiện theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và thi hành án dân sự, trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu ngăn chặn và đất đang tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh phải tạm ngưng giải quyết thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Trân trọng./.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Tây Ninh. Tôi có câu hỏi cần giải đáp như sau:

Ông Nguyễn Văn A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn B, hợp đồng đã được công chức, chứng thực theo quy định. Đồng thời đã nộp hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Dương Minh Châu. Tuy nhiên hồ sơ đang thực hiện thì bà C làm đơn xin ngăn chặn, không thực hiện hợp đồng trên gửi đến UBND huyện, Văn phòng ĐKĐĐ  chi nhánh Dương Minh Châu với lý do là ông A đang nợ tiền bà C.

Theo quy định của Luật Dân sự thì chỉ có cơ quan Tòa án, Thi hành mới có thẩm quyền ra Quyết định áp dụng Biện pháp ngăn chặn. Còn Văn phòng đăng ký đất đai chỉ có nhiệm vụ thực hiện thủ tục hành chính. 

Như vậy trường hợp nếu trên Văn phòng đang ký tiếp tục thực hiện hợp đồng, cấp giấy chứng nhận cho người dân hay là tạm ngưng thực hiện.

Xin cám ơn.

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Tây Ninh. Tôi có câu hỏi cần giải đáp như sau:

Ông Nguyễn Văn A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn B, hợp đồng đã được công chức, chứng thực theo quy định. Đồng thời đã nộp hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Dương Minh Châu. Tuy nhiên hồ sơ đang thực hiện thì bà C làm đơn xin ngăn chặn, không thực hiện hợp đồng trên gửi đến UBND huyện, Văn phòng ĐKĐĐ  chi nhánh Dương Minh Châu với lý do là ông A đang nợ tiền bà C.

Theo quy định của Luật Dân sự thì chỉ có cơ quan Tòa án, Thi hành mới có thẩm quyền ra Quyết định áp dụng Biện pháp ngăn chặn. Còn Văn phòng đăng ký đất đai chỉ có nhiệm vụ thực hiện thủ tục hành chính. 

Như vậy trường hợp nếu trên Văn phòng đang ký tiếp tục thực hiện hợp đồng, cấp giấy chứng nhận cho người dân hay là tạm ngưng thực hiện.

Xin cám ơn.

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: