1. Hẻm không tên: Tôi trước đây tôi có cùng thời công tác tại Tỉnh ủy với anh Bảy Nên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, hiện là Bộ Trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nay tôi đã nghỉ hưu; tôi có một việc cần hỏi xem trả lời dùm tôi: Hôm gần đây tôi có ghé thăm anh Bảy Nên, tôi nghĩ rằng nay anh đã có nhà mới khang trang ở ngoài đường Lê Lợi, tuy nhiên tôi hỏi thăm một hồi vòng vo tam quốc mới ra là do nhà anh nằm sâu trong một con hẻm nhỏ không có tên ở phía sau Sở Xây dựng. Tôi rất ngạc nhiên trong con hẻm có nhiều hộ dân đang ở có biển số nhà mà không có tên Hẻm do hẻm không tên, tôi hỏi ông Bảy cũng chỉ biết lắc đầu và cho biết từ trước đến nay là vậy. Tôi thiết nghĩ ông Thành phố nói xây dựng Thành phố hiện đại, văn minh, thân thiện, mà con đường hẻm vào nhà đồng chí lãnh đạo cấp cao của Nhà nước mà cũng không có cái tên của hẻm, không biết trong Thành phố tình trạng này xem còn nhiều hay không.
2. Biểu trưng Tây Ninh có hình dáng núi Bà: Tôi không bình luận về đường nét khô cứng mà chỉ có góp ý là: Theo pháp luật về xây dựng, quy hoạch và Quảng cáo, thì vật liệu dùng xây dựng và quảng cáo, phía mặt ngoài nghiêm cấm dùng vật liệu phản chiếu ánh nắng gây chói và lóa mắt, vậy tại sao Biểu trung lại dùng vật liệu thép, hướng đặt phản chiếu ánh nắng gây chói mắt. Thời gian lúc 9h đến 9h30 đi hướng từ Trường Nam đến gần vòng xoáy và nhất là lúc từ 13h - 15h chiều hàng ngày đi từ hướng Cầu quan lên ngã tư bách hóa bị Biểu trưng phản chiếu ánh nắng chói chang, loá mắt cho người và phương tiện tham gia giao thông suốt chiều dài đoạn đường này, nếu ngồi trên ô tô càng không thấy đường khi đi đến gần vòng xoay bách hóa, rất nguy hiểm và khó chịu nhức mắt. Vậy ai là người dùng vật liệu này thiết kế và cơ quan nào phải chịu trách nhiệm khi thẩm định phê duyệt để một tác phẩm sử dụng vật liệu, sai hướng nắng, phản chiếu ánh nắng gây chói và lóa mắt, rất khó chịu cho người đi đường và là nguyên nhân gây tai nạn giao thông và mất thiện cảm của du khách