Điều 7, Nghị định 45/2013 quy định: Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm
Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị"
Nhưng hiện tại Nghị định này đã hết hiệu lực, vậy sẽ làm tròn theo quy định nào vậy ạ.
Ví dụ: Anh A làm việc từ 01/01/2017-02/2023, anh A có 13 ngày phép (gồm 1 phép thâm niên), nếu 25/2/2023 anh A nghỉ việc thì anh A được bao nhiêu ngày phép (giải sử anh A chưa nghỉ ngày phép nào trong năm 2023), nếu tính: 13/12*2 thì kết quả phép tính rất lẻ, sẽ làm tròn hay giữ nguyên số lẻ này để tính cho người lao động ạ. Rất mong nhận được hướng dẫn từ quý cơ quan. Xin chân thành cảm ơn
Xin chào, cảm ơn câu hỏi của bạn.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định:
“Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.”
Trân trọng./.