Tôi hiện tại đang mang thai hơn 16 tuần và đang làm việc cho 1 công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
ngày 09/02/2023 tôi có về sớm trước 1h (tức là 15h30, theo quy định cty xuống ca là 16h30) vì lý do con ốm về để đưa con đi bệnh viện khám. hôm sau 10/02/2023 tôi xin nghí phép vì con tôi chưa bớt cùng ngày tôi nhờ bé làm chung phòng ghi giấy bù quẹt thẻ chấm công để làm đúng 16h30 ngày 09/02 thay vì ghi phép cho 1 h ngày hôm đó vì tôi nghĩ sẽ phức tạp khi ghi phép đó và bù thêm giấy ra cổng theo quy định công ty. công ty phát hiện hảnh vi của tôi và áp dụng biện pháp sa thải có liệu khi con tôi tròn 1 tuổi, với lý do gian lận gây ảnh hưởng đến hình ảnh và lợi ích của công ty nghiêm trọng theo sổ ta công nhân viên. dù hành vi của tôi chỉ mới xảy ra 1 lần và có lý do chính đáng nhưng vẫn không được công ty xem xét giảm hình phạt.
xin hỏi ban cố vấn pháp luật, hội liên đoàn lao động sự việc nêu trên của tôi được công ty áp dụng hình thức sa thải là đúng và hợp lý theo quy định của luật lao đông 2015 điều 125 hay không? và có vi phạm đến quyền và lợi ích của phụ nữ mang thai là người lao động như tôi không? mong được phát luật tư vấn và hỗ trợ. xin chân thành cảm ơn.
Xin chào, cảm ơn câu hỏi của bạn.
Do câu hỏi của bạn chưa đủ thông tin, do đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Do đó, việc xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải chỉ được áp dụng khi người lao động vi phạm một trong những hành vi được quy định tại Điều 125 của Bộ luật Lao động năm 2019 nêu trên.
2. Tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Do bạn không nêu rõ là công việc bạn phụ trách có thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không, nên bạn vui lòng xem lại nhằm đảm bảo quyền lợi của mình theo đúng quy định của pháp luật lao động.
3. Tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Do đó, bạn đang mang thai hơn 16 tuần mà công ty tiến hành xử lý kỷ luật lao động là chưa phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Trân trọng./.