(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: thuế suất hoạt động khai thác gỗ và điều kiện kinh doanh thu mua phế liệu
Người hỏi : Trần Hùng     Số điện thoại: 0912XXX865     Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 28/10/2021 - 14 Giờ 12 phút     Ngày chuyển: 28/10/2021 - 14 Giờ 20 phút

Nội dung câu hỏi:

 

Kính gửi: Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh

 

Em xin hỏi như sau:

 

1. Hoạt động khai thác gỗ rừng trồng của nhóm thợ ( hộ kinh doanh ) mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác ( mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán có phải là chế biến lâm sản không?

2. Mức thuế  suất đối với hoạt  động  (mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác ( mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán ) là bao nhiêu  theo Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021.

3.  Trường hợp cơ sở chế biến lầm sản mua rừng của người dân rồi thuê nhóm thợ khai thác gỗ ( nhớm thợ mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đến cửa rừng ) thì hoạt động khai thác gỗ của nhớm thợ  có phải là chế biến lâm sản không? Và thuế suất thuế GTGT và TNCN đối với nhóm thợ khai thác gỗ là bao nhiêu % theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

5. Nhóm thợ khai thác gỗ có phải thực hiện thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh?

6. Ngành nghề kinh doanh thu mua phế liệu ( nhựa mica.. ) xử lý chất độc hại có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

7. Thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh thu mua phế liệu ?

 

Rất mong được Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh giải đáp sớm. Em xin cám ơn./.

 

 

 


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn     
Thời gian trả lời: 03/11/2021 - 14 Giờ 33 phút
Đánh giá câu trả lời:     5 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Nông nghiệp và PTNT xin được trả lời câu hỏi của Ông như sau:

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

1. Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT, lâm sản đã chế biến là lâm sản đã được tác động bởi các loại công cụ, thiết bị làm thay đổi hình dạng, kích thước ban đầu, bao gồm cả gỗ lạng, gỗ bóc, dăm gỗ, than hầm, than hoa và sản phẩm của chúng; do đó, hoạt động khai thác gỗ rừng trồng của nhóm thợ (hộ kinh doanh) mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác (mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán) không phải là hoạt động chế biến lâm sản.

2. Về mức thuế suất: để trả lời mức thuế suất theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, đề nghị liên hệ cơ quan thuế để được giải thích, hướng dẫn cụ thể. Riêng đối với các hộ hợp đồng trồng rừng, khi khai thác sản phẩm được hưởng toàn bộ sản phẩm cây phù trợ, cây trồng xen sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có), sản phẩm được tự do lưu thông theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

3. Trường hợp cơ sở chế biến lâm sản mua rừng của người dân rồi thuê nhóm thợ khai thác gỗ (nhóm thợ mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đến cửa rừng) thì hoạt động khai thác gỗ của nhóm thợ là hoạt động khai thác lâm sản (theo quy định tại khoản 9 Điều 3 của Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT: lâm sản chưa chế biến là lâm sản chưa được tác động bởi các loại công cụ, thiết bị, còn nguyên hình dạng, kích thước ban đầu sau khai thác, sau nhập khẩu, sau xử lý tịch thu) không phải là chế biến lâm sản.

4. Đối với nội dung: nhóm thợ khai thác gỗ có phải thực hiện thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh, theo hướng dẫn tại mẫu số 01, 02, 03, 04 và mẫu 05 tại Phụ lục kèm theo của Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định chủ lâm sản là doanh nghiệp khi vận chuyển, lập bảng kê lâm sản phải có giấy đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp; không quy định nhóm thợ khai thác gỗ thực hiện thủ tục xin cấp giấy đăng ký kinh doanh.

5. Các nội dung câu hỏi 5, 6 thuộc về lĩnh vực kinh doanh phế liệu, đề nghị liên hệ Ủy ban nhân dân huyện để được giải thích, hướng dẫn cụ thể./.

Trân trọng!

 


Lịch sử chỉnh sửa

Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Kế hoạch và Đầu tư     
Thời gian trả lời: 19/11/2021 - 09 Giờ 49 phút
Đánh giá câu trả lời:     3 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời câu hỏi của Ông/Bà như sau:Hoạt động khai thác gỗ rừng trồng của nhóm thợ ( hộ kinh doanh ) mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác ( mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán có phải là chế biến lâm sản không thì Ông/Bà xem quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam


Lịch sử chỉnh sửa

Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tài nguyên và Môi trường     
Thời gian trả lời: 02/11/2021 - 10 Giờ 26 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:

- Ngành nghề kinh doanh thu mua phế liệu: không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Còn ngành nghề xử lý chất thải nguy hại thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đơn vị thu gom, xử lý ngòai giấy phép kinh doanh còn phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại. Chi tiết được quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/215 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

- Về thủ tục đăng kí kinh doanh phế liệu: không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường. Về hồ sơ môi trường theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường: Trường hợp Dự án có quy mô “bãi tập kết phế liệu trong nước có diện tích từ 01 ha trở lên” thì lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi triển khai xây dựng Dự án, trường hợp “bãi tập kết phế liệu trong nước có diện tích dưới 01 ha và dự án bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu” thì lập kế hoạch bảo vệ môi trường của Dự án gửi về UBND cấp huyện, thị xã, thành phố xem xét, xác nhận trước khi triển khai xây dựng của Dự án.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: thuế suất hoạt động khai thác gỗ và điều kiện kinh doanh thu mua phế liệu
 Nội dung câu hỏi:

 

Kính gửi: Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh

 

Em xin hỏi như sau:

 

1. Hoạt động khai thác gỗ rừng trồng của nhóm thợ ( hộ kinh doanh ) mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác ( mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán có phải là chế biến lâm sản không?

2. Mức thuế  suất đối với hoạt  động  (mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác ( mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán ) là bao nhiêu  theo Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021.

3.  Trường hợp cơ sở chế biến lầm sản mua rừng của người dân rồi thuê nhóm thợ khai thác gỗ ( nhớm thợ mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đến cửa rừng ) thì hoạt động khai thác gỗ của nhớm thợ  có phải là chế biến lâm sản không? Và thuế suất thuế GTGT và TNCN đối với nhóm thợ khai thác gỗ là bao nhiêu % theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

5. Nhóm thợ khai thác gỗ có phải thực hiện thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh?

6. Ngành nghề kinh doanh thu mua phế liệu ( nhựa mica.. ) xử lý chất độc hại có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

7. Thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh thu mua phế liệu ?

 

Rất mong được Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh giải đáp sớm. Em xin cám ơn./.

 

 

 

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

 

Kính gửi: Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh

 

Em xin hỏi như sau:

 

1. Hoạt động khai thác gỗ rừng trồng của nhóm thợ ( hộ kinh doanh ) mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác ( mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán có phải là chế biến lâm sản không?

2. Mức thuế  suất đối với hoạt  động  (mua rừng trồng của người dân rồi tự tổ chức khai thác ( mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đi bán ) là bao nhiêu  theo Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021.

3.  Trường hợp cơ sở chế biến lầm sản mua rừng của người dân rồi thuê nhóm thợ khai thác gỗ ( nhớm thợ mở đường, cưa, cắt, vận chuyển gỗ rừng trồng đến cửa rừng ) thì hoạt động khai thác gỗ của nhớm thợ  có phải là chế biến lâm sản không? Và thuế suất thuế GTGT và TNCN đối với nhóm thợ khai thác gỗ là bao nhiêu % theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

5. Nhóm thợ khai thác gỗ có phải thực hiện thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh?

6. Ngành nghề kinh doanh thu mua phế liệu ( nhựa mica.. ) xử lý chất độc hại có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

7. Thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh thu mua phế liệu ?

 

Rất mong được Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh giải đáp sớm. Em xin cám ơn./.

 

 

 

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: