Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời bà như sau:
Nội dung câu hỏi không có đề cập đến mục đích sử dụng đất của khu đất, do đó không trả lời cụ thể câu hỏi của bà được.
Ngày 26/4/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:
“Điều 4. Quy định diện tích tối thiểu, kích thước, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất ở
1. Diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành sau khi tách thửa
a) Tại các phường, thị trấn
Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 45 m2 (Bốn mươi lăm mét vuông);
Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 36 m2 (Ba mươi sáu mét vuông).
b) Tại các xã
Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 60 m2 (Sáu mươi mét vuông);
Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20 m (Hai mươi mét): Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 50 m2 (Năm mươi mét vuông).
2. Kích thước cạnh của thửa đất hình thành sau khi tách thửa
Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải đảm bảo có kích thước các cạnh như sau:
a) Đối với đất ở nằm trong khu dân cư hiện hữu:
Tại các phường, thị trấn: Kích thước cạnh chiều rộng của thửa đất ≥ 04 m (năm mét), kích thước cạnh chiều sâu của thửa đất ≥ 04 m (năm mét) (đối với thửa đất tiếp giáp với đường giao thông thì chiều sâu của thửa đất được xác định sau khi đã trừ lộ giới quy hoạch) sao cho diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa đảm bảo theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này;
Tại các xã: Kích thước cạnh chiều rộng của thửa đất ≥ 05 m (bốn mét), kích thước cạnh chiều sâu của thửa đất ≥ 05 m (bốn mét) (đối với thửa đất tiếp giáp với đường giao thông thì chiều sâu của thửa đất được xác định sau khi đã trừ lộ giới quy hoạch hoặc đường kênh sau khi đã trừ phạm vi lưu không kênh) sao cho diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa đảm bảo theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.
b) Đối với đất ở nằm trong khu dân cư quy hoạch mới
Đảm bảo tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, nông thôn được duyệt theo quy định.
Điều 5.Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất nông nghiệp
a) Tại các phường: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 300 m2 (Ba trăm mét vuông);
b) Tại các thị trấn: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 500 m2 (Năm trăm mét vuông);
c) Tại các xã: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng1.000 m2 (Một ngàn mét vuông);
d)Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất là đất ở thì đượctách thửa theo loại đất ở.
2. Việc tách thửa đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với các trường hợp khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai.
3. Trường hợp tách một phần diện tích của thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, thửa đất xin chuyển mục đích phải đảm bảo các điều kiện chuyển mục đích theo quy định pháp luật về đất đai, xây dựng; diện tíchtối thiểu, kích thước, điều kiện cụ thể thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo theo quy định tại Điều 4 Quyết định này và việc tách thửa đất phải phù hợp với một trong các điều kiện sau:
a) Trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc khu dân cư hoặc khu vực quy hoạch phát triển khu dân cư, có diện tích nhỏ hơn 500 m2 (Năm trăm mét vuông) nếu được tách thửa để chuyển mục đích sang đất ở thì diện thửa đất nông nghiệp còn lại phải lớn hơn diện tích tối thiểu so với thửa đất ở quy định tại Điều 4 Quyết định này. Trường hợp thửa đất nông nghiệp còn lại có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu so với thửa đất ở thì người sử dụng đất phải chuyển mục đích toàn bộ diện tích thửa đất;
b) Trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc khu dân cư hoặc khu vực quy hoạch phát triển khu dân cư, có diện tích lớn hơn 500 m2 (năm trăm mét vuông) nếu được tách thửa để chuyển mục đích 01 (một)thửa, thửa đất nông nghiệp còn lại được tồn tại theo hiện trạng. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất thì phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tách thửa theo bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được phê duyệt;
Điều 6.Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở)
Trường hợp tách thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) phải lập dự án đầu tư thìviệc tách thửa đất được thực hiện theo dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết địnhchủ trương đầu tư và việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất đai.
Trường hợp tách thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) không phải lập dự án đầu tư: Việc tách thửa đất phải đảm bảo phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Đồng thời việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất đai về thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều 7. Quy định tách thửa đối với thửa đất đa mục đích sử dụng đất
1. Đối với thửa đất đa mục đích sử dụng đất thì việc tách thửa đất đối với từng loại đất thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quyết định này.
2. Trường hợp thửa đất đa mục đích chưa xác định vị trí từng loại đất thì phải xác định vị trí trước khi thực hiện tách thửa theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở có phần diện tích đất thuộc hành lang công trình công cộng và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, Nhà nước chưa ban hành quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì phần diện tích đất nông nghiệp (thuộc hành lang công trình công cộng) được tách thửa cùng với đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở và không bị điều chỉnh về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1Điều 5 Quyết định này.
4. Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đaicó trách nhiệm phối hợp với người sử dụng đất xác định vị trí, diện tích từng loại đất trước khi tách thửa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Ngày 21/8/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1803/QĐ-UBND về công bố, công khai quy trình thủ tục trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, trích đo chỉnh lý bản đồ địa chính thửa đất thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Từ những cơ sở nêu trên, bà Huỳnh Thị Ngọc Hân căn cứ vào nhu cầu tách thửa cụ thể để thực hiện trình tự, thủ tục tách thửa đất theo đúng quy định. Thành phần gồm có: Phiếu đề nghị đo đạc theo mẫu; Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất (nếu có); Đơn đề nghị tách thửa đất theo mẫu.
Do thủ tục tách thửa đất không nằm trong danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Vì vậy, đề nghị bà Huỳnh Thị Ngọc Hân liên hệ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh – chi nhánh huyện, thị xã, thành phố nơi có đất để được xem xét giải quyết thủ tục tách thửa đất theo đúng quy định.
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thực hiện tách thửa đất, người sử dụng đất có nhu cầu sang nhượng thì nộp hồ sơ thực hiện trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên người sử dụng đất có thể liên hệ nộp hồ sơ qua bưu điện gần nhất.
Trân trọng!