(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Điều trị bò
Người hỏi : cá nhân     Số điện thoại:      Email:      Địa chỉ: Tân Biên
Ngày hỏi: 21/10/2019 - 13 Giờ 28 phút     Ngày chuyển: 21/10/2019 - 17 Giờ 03 phút

Nội dung câu hỏi:

Bò cái sinh sản sau khi phối giống khoảng 2 tháng có chảy nước đặc, màu vàng, bốc mùi tanh, ruồi bu từ âm đạo. Hỏi thú y cho rằng viêm âm đạo và chích thuốc thấy hêt sau đó nhiễm lại, di chứng là phối giống nhiều lần (4 lần) vẫn chưa thụ thai. Cho hỏi cơ quan chuyên môn như sau:

1/ Phương pháp điều trị với thuốc đặc trị gì ?

2/ Biện pháp phòng ngừa ?

3/ Nhiều lần phối giống không đậu thai nên xử lý như thế nào ?

Trân trọng./.


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn     
Thời gian trả lời: 30/10/2019 - 07 Giờ 14 phút
Đánh giá câu trả lời:     2 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Nông nghiệp và PTNT trả lời như sau:

1. Phương pháp điều trị

Bò cái sau phối giống có chảy nước đặc, màu vàng, bốc mùi tanh từ âm đạo có thể là do viêm tử cung tích mủ hoặc viêm âm đạo. Bệnh do nhiễm khuẩn khi gieo tinh nhân tạo hoặc do bò đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do vệ sinh khi đẻ không tốt (chuồng trại bẩn, can thiệp của người chăn nuôi…).

Cách điều trị tốt nhất là tiêm prostaglandin hoặc các chất tương tự (2ml chế phẩm estrumate) để làm tiêu biến thể vàng, giảm hàm lượng progesteron và tăng hàm lượng estrogen trong máu. Cổ tử cung mở, tử cung co bóp và như vậy mủ được thải ra.

  Tiến hành điều trị theo ba bước như sau:

- Trước hết, dùng một trong các chất kháng khuẩn sau đây thụt rửa tử cung nhiều lần:

+ Nước muối, dung dịch 1-2%, khoảng 300-500ml.

+ Dung dịch Lugol: 100ml, (dung dịch Lugol là hỗn hợp I2, KI và nước cất theo tỷ lệ 1:2:300)

- Sau đó đưa thẳng vào tử cung các loại kháng sinh phổ rộng. (nếu khó đưa qua cổ tử cung, có thể dùng một pipet thụ tinh nhân tạo và bơm kháng sinh dưới dạng dung dịch vào bên trong):

+ Oxytetracycline: 2,5g, pha với 30ml nước

+ Ampicycline: 2-3g pha với 30ml nước

- Kết hợp với điều trị toàn thân bằng tiêm bắp trong vòng ít nhất 5 ngày với một trong các loại kháng sinh :

+ Gentamycine: 1ml cho 10 kg thể trọng.

+ Ampi-septol: 1ml cho 10-12 kg thể trọng.

2. Biện pháp phòng bệnh

Cần chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái hợp lý, nên chăn thả trên bãi hoặc cho bò vận động. Khẩu phần dinh dưỡng phải cân đối, phù hợp với nhu cầu, nhất là trong thời kỳ mang thai cuối.

Có các biện pháp hộ lý đỡ đẻ và tuân thủ các quy tắc vệ sinh trong thời kỳ bò đẻ. Khi trong đàn có một gia súc bị viêm tử cung, cần điều trị tích cực và nuôi tách riêng với những con khác để tránh lây nhiễm qua dịch, mủ.

3. Cách xử lý khi nhiều lần phối giống mà không đậu thai

Muốn đạt được thụ thai phải đảm bảo đồng thời các yếu tố:

- Bò cái có bộ máy sinh dục và chức năng hoạt động sinh lý sinh sản bình thường.

- Tinh bò đực phải đảm bảo có chất lượng tốt.

- Bò cái phải được gieo tinh vào thời điểm thích hợp, kỹ thuật phối tinh phải đúng đắn.

Trong thực tế có những con bò được phối nhiều lần mà không thụ thai, ta phải xem xét từng trường hợp cụ thể để tìm ra nguyên nhân. Có thể do:

* Bản thân bò cái

- Bò cái động dục nhưng không có rụng trứng, do các rối loạn nội tiết.

- Bò cái động dục, rụng trứng nhưng trứng yếu, không có khả năng thụ thai hoặc thụ thai rồi phôi bị chết.

- Bò cái bị bệnh đường sinh dục, tinh trùng không thể thụ tinh được trứng hoặc có thụ tinh nhưng sau đó phôi bị chết do các biến đổi môi trường trong cơ quan sinh dục.

* Tinh bò đực kém chất lượng: số lượng tinh trùng trong liều tinh không đảm bảo, tỷ lệ tinh trùng chết hoặc dị hình cao.

* Kỹ thuật gieo tinh

- Gieo tinh không đúng thời điểm, quá sớm hoặc quá muộn.

- Thao tác chuẩn bị phối tinh không đúng kỹ thuật: kỹ thuật giải đông không đảm bảo, để tinh lâu dưới nắng mặt trời...

- Bơm tinh dịch vào âm đạo hoặc quá sâu trong tử cung, gây tổn thương, chảy máu thân, sừng tử cung, gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục.

Cũng có thể mọi việc đều tốt và diễn ra bình thường nhưng sau đó lại thấy bò cái động dục trở lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sau khi trứng đã được thụ tinh nhưng phôi bị chết dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng, điều kiện chăm sóc kém... Khi trường hợp này xảy ra ta thường thấy bò cái động dục trở lại muộn hơn bình thường (chu kỳ động dục kéo dài hơn).

Khi gặp trường hợp phối nhiều lần mà không thụ thai ta phải xem xét kỹ từng nguyên nhân để loại trừ và tìm biện pháp khắc phục. Nhưng một khi đã áp dụng thụ tinh nhân tạo tới 03 lần mà không có kết quả thì phải cho bò đực giống nhảy trực tiếp./.

Trân trọng!


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Điều trị bò
 Nội dung câu hỏi:

Bò cái sinh sản sau khi phối giống khoảng 2 tháng có chảy nước đặc, màu vàng, bốc mùi tanh, ruồi bu từ âm đạo. Hỏi thú y cho rằng viêm âm đạo và chích thuốc thấy hêt sau đó nhiễm lại, di chứng là phối giống nhiều lần (4 lần) vẫn chưa thụ thai. Cho hỏi cơ quan chuyên môn như sau:

1/ Phương pháp điều trị với thuốc đặc trị gì ?

2/ Biện pháp phòng ngừa ?

3/ Nhiều lần phối giống không đậu thai nên xử lý như thế nào ?

Trân trọng./.

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Bò cái sinh sản sau khi phối giống khoảng 2 tháng có chảy nước đặc, màu vàng, bốc mùi tanh, ruồi bu từ âm đạo. Hỏi thú y cho rằng viêm âm đạo và chích thuốc thấy hêt sau đó nhiễm lại, di chứng là phối giống nhiều lần (4 lần) vẫn chưa thụ thai. Cho hỏi cơ quan chuyên môn như sau:

1/ Phương pháp điều trị với thuốc đặc trị gì ?

2/ Biện pháp phòng ngừa ?

3/ Nhiều lần phối giống không đậu thai nên xử lý như thế nào ?

Trân trọng./.

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: