(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Trường hợp vi phạm không nộp tiền giá dịch vụ vệ sinh, giá dịch vụ trong xe … thì xử phạt theo văn bản pháp luật nào?
Người hỏi : Tô An     Số điện thoại:      Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 02/07/2019 - 07 Giờ 17 phút     Ngày chuyển: 02/07/2019 - 08 Giờ 03 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh

 

Em xin hỏi như sau:

 

 Từ ngày 01/01/2017, theo Phụ lục 2 Luật Phí và lệ phí 2015, 17 loại phí trong đó có phí một số dịch vụ như: Phí sử dụng đường bộ, trông giữ xe, phí vệ sinh, thủy lợi phí… sẽ được chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá.

Vậy em xin hỏi:

 

1. Trường hợp vi phạm không nộp tiền giá dịch vụ vệ sinh, giá dịch vụ trong xe … thì xử phạt theo văn bản pháp luật nào?

2. Xứ phạt theo Văn bản pháp luật giá hay văn bản pháp luật thuế?

 

Rất mong được Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh giải đáp sớm. Em xin cám ơn./.

 

 

 

 


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Cục Thuế Tỉnh     
Thời gian trả lời: 08/07/2019 - 14 Giờ 03 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Chào bạn!

Theo câu hỏi của bạn, Cục Thuế Tây Ninh trả lời như sau:

Luật số 97/2015QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội quy định phí và lệ phí:

 PHỤ LỤC SỐ 02

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHUYỂN TỪ PHÍ SANG GIÁ DỊCH VỤ DO NHÀ NƯỚC ĐỊNH GIÁ
(Ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13)

 

STT

TÊN PHÍ

TÊN GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

1

Thủy lợi phí

Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

5

Phí sử dụng đường bộ

Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh

9

Phí trông giữ xe

Dịch vụ trông giữ xe

10

Phí vệ sinh

Dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

         

 

Tại Điều 27 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

“Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước đối với trường hợp được giao, ủy quyền thu phí, lệ phí.

1. Đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định pháp luật có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”.

Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

              “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

“2. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:

“Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc người vi phạm nộp đủ số phí, lệ phí gian lận, trốn nộp””.

Căn cứ các quy định nêu trên và tình hình thực tế hành vi vi phạm để xử phạt tương ứng theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP./.

Trân trọng./.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Trường hợp vi phạm không nộp tiền giá dịch vụ vệ sinh, giá dịch vụ trong xe … thì xử phạt theo văn bản pháp luật nào?
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh

 

Em xin hỏi như sau:

 

 Từ ngày 01/01/2017, theo Phụ lục 2 Luật Phí và lệ phí 2015, 17 loại phí trong đó có phí một số dịch vụ như: Phí sử dụng đường bộ, trông giữ xe, phí vệ sinh, thủy lợi phí… sẽ được chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá.

Vậy em xin hỏi:

 

1. Trường hợp vi phạm không nộp tiền giá dịch vụ vệ sinh, giá dịch vụ trong xe … thì xử phạt theo văn bản pháp luật nào?

2. Xứ phạt theo Văn bản pháp luật giá hay văn bản pháp luật thuế?

 

Rất mong được Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh giải đáp sớm. Em xin cám ơn./.

 

 

 

 

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh

 

Em xin hỏi như sau:

 

 Từ ngày 01/01/2017, theo Phụ lục 2 Luật Phí và lệ phí 2015, 17 loại phí trong đó có phí một số dịch vụ như: Phí sử dụng đường bộ, trông giữ xe, phí vệ sinh, thủy lợi phí… sẽ được chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá.

Vậy em xin hỏi:

 

1. Trường hợp vi phạm không nộp tiền giá dịch vụ vệ sinh, giá dịch vụ trong xe … thì xử phạt theo văn bản pháp luật nào?

2. Xứ phạt theo Văn bản pháp luật giá hay văn bản pháp luật thuế?

 

Rất mong được Cổng thông tin tỉnh Tây Ninh giải đáp sớm. Em xin cám ơn./.

 

 

 

 

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: