Ngày 10/11/2018, tôi có đặt câu hỏi về Cha mẹ bắt con bán vé số
Bây giờ ngày 22/11, sao chưa trả lời?
Sở Lao động Thương binh và Xã hội trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Hiện nay, có không ít trẻ em phải đi bán vé số. Trong đó có em do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, các bậc cha mẹ buộc con em đi bán vé số vì trẻ con dễ gợi lòng thương, khiến mọi người mua giúp. Không hiếm trường hợp cha mẹ chở con đi bán vé số rồi ngồi chờ… lấy tiền!
Theo quy định của pháp luật, việc cha mẹ buộc con mình phải đi bán vé số kiếm tiền, bỏ mặc sự an toàn của các em như trường hợp trên là vi phạm pháp luật.
Là cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về công tác trẻ em. Năm 2016 và 2018 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai kế hoạch khảo sát đến các hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi trong tỉnh để cập nhật thông tin, ghi chép dữ liệu vào phần mền và sổ theo dõi trẻ em hàng năm theo biểu mẫu hướng dẫn của Bộ. Tuy nhiên về tình trạng trẻ em đi bán vé số thì không có mục hướng dẫn riêng mà lồng ghép vào nội dung khảo sát tập trung vào 14 nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để giúp giải quyết tình trạng trên cần phải hiểu rõ các qui định của pháp Luật.
* Thứ 1: Ở khoản h điều 10 của Chương 1 Luật trẻ em 2016 qui định trẻ em bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
- Thứ 2: Điều 26 của chương 2 về Luật trẻ em 2016 quy định Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức Lao động.
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo qui điịnh của pháp Luật; không bị bố trí công việc và nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Thứ 3: Điều 228 Bộ luật hình sự năm 2009 nếu rõ mức hình phạt đối với tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em như sau:
Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với những vi phạm sau:
+ Phạm tội nhiều lần.
+ Đối với nhiều trẻ em.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng
- Thứ 4: Theo Bộ Luật lao động 2012 về sử dụng lao động dưới 15 tuổi thì:
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Để đưa ra hướng giải quyết tình trạng này cần có sự tham gia vào cuộc của các ngành chức năng như sau:
1. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ lao động trẻ em.
2. Lồng ghép việc thực hiện nội dung của Chương trình trong hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
3. Triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; cải thiện điều kiện, môi trường lao động phù hợp tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính thức; giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm nhằm hỗ trợ trẻ em và gia đình cải thiện cuộc sống.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.
5. Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Vận động sự tham gia của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện Chương trình.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực, trao đổi kinh nghiệm với các nước, các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Chương trình.