Nuôi 20 - 30 con bò cái sinh sản
- Không gây ô nhiễm có phải thành lập trang trại ?
- Nếu có thì điều kiện trang trại ? thủ tục thành lập ?
- Nguồn vốn vay hỗ trợ ?
Trân trọng !
Chi cục Chăn nuôi và Thú y trả lời như sau: I. Về bảo vệ môi trường và chứng nhận kinh tế trang trại Câu hỏi của anh/chị liên quan đến 2 vấn đề: (1) Bảo vệ môi trường; (2) Điều kiện thành lập Kinh tế trang trại. (1) Về việc bảo vệ môi trường, xin trả lời như sau: Theo Phần II. Giải thích từ ngữ của Hướng dẫn số 1737/HD-SNNPTNT-STNMT ngày 26/7/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Tài Nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì chăn nuôi gia súc với quy mô nuôi từ 20 - 30 con bò cái sinh sản (hoặc có diện tích chuồng trại từ 50 m2 đến dưới 1.000 m2 ) thì thuộc đối tượng chăn nuôi gia trại. Tuy nhiên, nếu diện tích chuồng trại trong chăn nuôi từ 1.000 m2 trở lên thì thuộc đối tượng chăn nuôi trang trại tập trung. Do trong phần câu hỏi chưa nói rõ về diện tích chuồng trại, nên chúng tôi dựa vào thông số kỹ thuật (Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 4/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) để ước tính: 30 con X 8 m2/con = 240 m2, có khoảng 20 con bê còn theo mẹ cần diện tích là 20 con X 5 m2/con = 100 m2, tổng diện tích chuồng 340 m2, thêm hành lang và lối đi khoảng 20% = khoảng 400 m2, như vậy với quy mô 20-30 con bò nuôi như anh/chị hỏi thuộc quy mô gia trại, không thuộc diện phải lập báo cáo tác động môi trường, nhưng vẫn phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và gửi UBND huyện xem xét. (2) Về vấn đề công nhận đạt kinh tế trang trại: Theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, theo đó tiêu chí để được công nhận là kinh tế trang trại để được hưởng chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại tại Khoản 2 của Điều 5 “Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên”. 2 Do câu hỏi không rõ mục đích hỏi và chưa nói rõ giá trị sản lượng hàng hóa nên chúng tôi tạm tính như sau: mỗi năm nếu xuất chuồng bán bê 01 năm tuổi (ước tính trong điều kiện là chăn nuôi của anh/chị đã đi vào trạng thái hoạt động ổn định) sẽ xuất bán được 20 bê 1 năm tuổi, giá ước tính là 14.000.000 đồng/con = 20 bê X 14.000.000 đồng/con =280.000.000 đồng/năm Như vậy giá trị sản lượng hàng hóa chưa đủ để công nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ cơ sở chăn nuôi có sản xuất thêm lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản khác). II. Quy định điều kiện phải tuân thủ khi xây dựng trại chăn nuôi Theo Hướng dẫn số 1737/HD-SNNPTNT-STNMT: Tại Phần III Điều I Khoản: 1. Địa điểm và quản lý vật nuôi - Vị trí xây dựng cơ sở chăn nuôi phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Khoảng cách xây dựng chuồng trại chăn nuôi trang trại gia súc lớn (trâu, bò, ngựa…), trại nuôi dê cừu: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt... tối thiểu 200m; cách nhà máy chế biến, giết mổ, chợ buôn bán gia súc tối thiểu 500m. - Đối với cơ sở vật chất Chăn nuôi trang trại, tập trung: phải đảm bảo các yêu cầu theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01 - 79: 2011/BNNPTNT): Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y, ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011. Có biện pháp diệt, ngăn ngừa những loài động vật và côn trùng gây hại. 2. Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm - Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống phải thực hiện giám sát định kỳ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT. - Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung: + Phải tuân thủ yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật để phòng bệnh cho động vật. + Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính đối với từng bệnh quy định tại mục 1 của Phụ lục 07 kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT thì không phải tiêm phòng bắt buộc đối với bệnh đó. - Khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật: Tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc động vật chết bất thường phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất. 3 - Xử lý bắt buộc đối với động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm + Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT. 3. Bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi: Tại Phần III Điều II Khoản 2. Trách nhiệm của Cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung, hợp tác xã: a) Đăng ký Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT) - Cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Nơi đăng ký: Cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung gửi Báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện. b) Xử lý chất thải: - Nước thải, căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT: + Trường hợp có tổng lượng nước thải chăn nuôi dưới 2 m3/ngày phải làm hệ thống thu gom nước thải về hệ thống bể lắng hợp vệ sinh xây dựng bằng gạch hoặc lót bạt HDPE. + Trường hợp có tổng lượng nước thải chăn nuôi từ 2 m3/ngày đến dưới 5m3/ngày phải làm hệ thống thu gom nước thải về bể biogas để xử lý, sau bể biogas có bể lắng hợp vệ sinh xây dựng bằng gạch hoặc lót bạt HDPE. + Trường hợp có tổng lượng nước thải chăn nuôi từ 5 m3/ngày trở lên phải làm hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 62-MT:2016/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. - Mùi hôi: + Các cơ sở chăn nuôi theo mô hình trại lạnh khép kín thì phía sau hệ thống quạt hút của mỗi trại phải có buồng thu gom khí thải và phun chế phẩm vi sinh khử mùi. + Định kỳ vệ sinh và phun chế phẩm vi sinh khử mùi xung quanh cơ sở chăn nuôi tập trung. - Chất thải rắn gồm phân gia súc, gia cầm; gia súc, gia cầm chết không do dịch bệnh; nhau thai; chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại (gồm vỏ chai, bao bì thuốc thú y, bóng đèn, dầu nhớt, bình ắc quy từ máy phát điện): + Phân gia súc, gia cầm: * Đối với phân gia cầm của các cơ sở chăn nuôi theo mô hình trại lạnh khép kín có thể kết hợp lưu trữ tạm thời chung trong trại chăn nuôi, trường hợp vô bao đưa ra ngoài để nuôi lứa khác thì phải có kho lưu trữ tạm thời, kho phải có mái che và tường bao xung quanh không để mưa tạt vào. 4 * Đối với phân gia súc trường hợp đưa về bể biogas hết thì phải có bể bằng gạch, bê tông hoặc lót bạt HDPE chứa bùn biogas; trường hợp không đưa về bể biogas để xử lý thì phải thu gom về khu ủ phân có mái che và tường bao xung quanh không để mưa tạt vào, định kỳ phun xịt chế phẩm vi sinh khử mùi, phun xịt thuốc diệt côn trùng. + Gia súc, gia cầm chết không do dịch bệnh, nhau thai phải thu gom xử lý hợp vệ sinh như nấu chín làm thức ăn cho chó hoặc cá; nghiêm cấm việc vứt bỏ gia súc, gia cầm chết, nhau thai không đúng nơi quy định. + Rác thải sinh hoạt: Phải thực hiện việc thu gom, nếu khu vực có đơn vị đến thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt về khu xử lý rác theo quy định thì phải ký hợp đồng để đơn vị đó đến thu gom, trong trường hợp khu vực không có đơn vị đến thu gom thì tiến hành đốt hoặc ủ làm phân bón nhưng phải hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường. + Chất thải nguy hại: Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại: * Phải thực hiện việc thu gom, phân loại theo từng nhóm chất thải nguy hại cụ thể; tập trung tất cả chất thải nguy hại về khu lưu chứa tạm thời, khu lưu chứa tạm thời phải có mái che, tường bao xung quanh, không để nước mưa tạt hay ngấm vào, có biển cảnh báo, bên trong khu lưu chứa phải có thùng đựng và dán nhãn ghi nhóm chất thải nguy hại. Khi các thùng đựng đã đầy, phải liên hệ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng về vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đến thu gom, xử lý. Trong trường hợp chưa tìm được đơn vị có chức năng hoặc số lượng phát sinh ít thì định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lưu giữ chất thải nguy hại. * Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (B) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo. c) Lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của trại chăn nuôi trước khi đưa vào hoạt động chính thức: - Sau khi triển khai xây dựng chuồng, trại chăn nuôi và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt Cơ sở chăn nuôi tập trung phải lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 3.2 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đính kèm hồ sơ, tài liệu liên quan gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xác nhận trước khi hoạt động chính thức. III. Nguồn vốn vay hỗ trợ 1. Theo Thông tư số 82/2000/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn chính sách tài chính nh