1. Cháu tôi có chồng Đài Loan (Trung Quốc), đã được nhập Quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc) năm 2013, Hiện giờ bản thân đã không còn quốc tịch Việt Nam, Mẹ ruốt, anh, chị e của cháu tôi vẩn còn thường trú tại Việt Nam. Giờ cháu tôi đang sống và định cư tại Đài Loan nhưng đồng thời muốn xin trở lại Quốc tịch Việt Nam để có cả 2 Quốc tịch (Đài Loan và Việt Nam) thì có được không, thủ thục và liên hệ cơ quan nào?
2.Nếu không được giữ lại Quốc tịch Việt Nam thì Cháu tôi có thể mua đất hoặc nhận QSDĐ ở Việt Nam từ mẹ cho con hay không?
Xin được hỏi và chân thành cảm ơn!
Trả lời nội dung 1: Theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 5 Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26 Luật Quốc tịch quy định:
“ Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
“ 5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
“Điều 26. Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Như vậy với trường hợp nêu trên có thể xin trở lại Việt Nam để có hai quốc tịch được hay không còn phải được sự xem xét, cho phép của Chủ tịch nước vì chỉ áp dụng quy định này đối với một số đối tượng đặc biệt theo quy định của khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch.
Thành phần hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định chi tiết tại Điều 24 Luật Quốc tịch
Trình tự, thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 25 Luật Quốc tịch.
“Điều 25 Luật Quốc tịch quy định: “ 1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại ….”.
Trả lời nội dung 2.
Qua nghiên cứu Luật Dất đai và các văn bản pháp luật có liên quan thì theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật đất đai, điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 126 quy định:
“Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
….
“b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước”.
“2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”