hiện nay bộ phận 1 cửa cấp xã đã được cài đặt hệ thống phần mềm 1 của điện tử để giải quyết thủ tục hồ sơ cho nhân dân được nhanh gọn, tôi thấy rất tiện dụng.
tuy nhiên trong phần cài đặt hệ thống thủ tục hành chính cần giải quyết của các bộ phận tại cấp xã lúc đầu tiên (chưa điều chỉnh) rất đầy đủ tất cả các thu tục cần giải quyết. nhưng sau trong quá trình vận hành thhif dơn vị tư vấn FPT nói đã sửa đổi theo TTHC do tỉnh ban hành nên rút ngắn lại, cụ thể:
- Lĩnh vực địa chính chỉ còn 3 thủ tục
- Lĩnh vực LĐTB xã hội còn 13 thủ tục
- Lĩnh vực văn phòng - thống kê, tư pháp cũng bị thiếu.
vì vậy trong quá trình nhận hô sơ của tổ chức, công dân không cập nhật vào hệ thống được mà phải ghi riêng ra 1 cuốn sổ để theo dõi nên rất bất tiện khi thống kê.
Đề nghị sở thông tin truyền thông tác làm việc lại với đơn vị tư vấn FPT điều chỉnh lại:
1. Cập nhật đầy đủ số thủ tục thực tế nhận như lúc đầu
2. Tích hợp toàn bộ TTHC của: văn phòng - thống kê; tư pháp - hộ tịch; LĐTBXH; Văn hóa xã hội; địa chính... vào tài khoản của công chức văn phòng thống kê để tiện cho việc nhận hồ sơ rồi chuyển cho các bộ phận chuyên môn khác giải quyết.
Rất mong sở TTTT quan tâm để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Trước tiên, Sở Thông tin và Truyền thông xin chân thành cám ơn câu hỏi của ông/bà về việc áp dụng hệ thống một cửa điện tử cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Hệ thống một cửa điện tử được sử dụng trên địa bàn tỉnh hiện nay được xây dựng và đưa vào thực hiện căn cứ theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 56/2015/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 của UBND tỉnh. Đối với bộ thủ tục hành chính của các ngành liên quan thì căn cứ vào các Quyết định công bố bộ thủ tục hành chính của các ngành như sau:
Lĩnh vực
Số QĐ
Ngày
Tỉnh
Huyện
Xã
Tổng
số
1.Giao thông VT
2772/QĐ-UBND
30/11/2015
81
0
2.Lao động-TB-XH
2808/QĐ-UBND
02/12/2015
92
33
13
138
3.Công Thương
2593/QĐ-UBND
6/11/2015
82
10
3
95
4.Thông tin – Tr.thông
2827/QĐ-UBND
03/12/2015
41
6
47
5.Văn hoá
3013/QĐ-UBND
22/12/2015
97
113
6.Khoa học
2885/QĐ-UBND
11/12/2015
42
7.Nội vụ
2886/QĐ-UBND
64
39
11
114
8.Tài chính
3137/QĐ-UBND
30/12/2015
17
1
18
9.Giáo dục
3227/QĐ-UBND
31/12/2015
50
35
4
89
10.Nông nghiệp
256/QĐ-UBND
01/02/2016
135
192
11.Tài nguyên MT
183/QĐ-UBND
25/01/2016
84
8
12.Tư pháp
1108/QĐ-UBND
1355/QĐ-UBND
06/5/2016
01/6/2016
117
34
13.Kế hoạch
965/QĐ-UBND
21/04/2016
93
139
14. BQL Khu kinh tế
1509/QĐ-UBND
15/6/2016
83
15. Xây dựng
1510/QĐ-UBND
16/6/2016
65
2
80
16. Ngoại vụ
2492/QĐ-UBND
3/12/2013
17.Y tế
1755/QĐ-UBND
30/6/2016
154
5
160
1.301
271
110
1.682
Qua đó, đối với cấp xã lĩnh vực ngành Tài nguyên và Môi trường thì có 3 thủ tục hành chính, lĩnh vực ngành Lao đông – Thương binh và Xã hội có 13 thủ tục hành chính và Lĩnh vực ngành Tư pháp có 45 thủ tục hành chính theo đúng quy định. Ngoài 3 lĩnh vực nêu trên thì cấp xã còn phải tiếp nhận thêm TTHC của 8 lĩnh vực còn lại bao gồm: Y tế, xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Nông nghiệp, Giáo dục, Nội vụ, Văn hoá và Công thương.
Riêng đối với các hồ sơ không phải là thủ tục hành chính (hồ sơ xin việc, xác nhận các loại hồ sơ của ngân hàng…), trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử đã có chức năng “Hồ sơ văn phòng” để tiếp nhận và lưu trữ nhằm có những thống kê, báo cáo liên quan.
Đối với việc ghi sổ theo dõi, hệ thống một cửa điện tử đã có chức năng in sổ theo dõi. Do đó, không cần phải ghi chép nhân công như trước đây.
Vì vậy, để tiếp nhận được tất cả thủ tục hành chính của 11 lĩnh vực thuộc cấp xã và các hồ sơ không phải là thủ tục hành chính. Đề nghị ông/bà (địa phương) báo cáo bằng văn bản về Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện của địa phương mình để được phân quyền sử dụng đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định.
Trân trọng cám ơn./.
Sở Thông tin và Truyền thông