(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Hỏi về việc mang thai hộ.
Người hỏi : Hữu Toàn     Số điện thoại:      Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 14/12/2016 - 01 Giờ 03 phút     Ngày chuyển: 14/12/2016 - 13 Giờ 56 phút

Nội dung câu hỏi:

Xin phép được hỏi về việc phụ nữ mang thai hộ. Vì sức khỏe vợ tôi không được tốt, nên gia đình tôi có nhã ý muốn cậy nhờ người quen - 1 phụ nữ mang thai hộ , như vậy có vi phạm pháp luật không. Nếu được thì gia đình tôi cần có chế độ nào đối với người mang thai hộ sau này ? Xin chân thành cảm ơn.


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Y tế     
Thời gian trả lời: 27/12/2016 - 17 Giờ 04 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Y tế trả lời như sau:

Bạn có đặt ra 02 câu hỏi:

1. Nhờ người quen mang thai hộ có vi phạm pháp luật không:

Trong luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

+  Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Như vậy, người quen không phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng thì không được mang thai hộ.

2. Chế độ đối với người mang thai hộ:

Nếu là người mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng có đủ các điều kiện kể trên thì được phép mang thai hộ, thì theo quy định:

Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạođược quy định như sau:

-  Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

-  Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

-  Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạođược quy định như sau:

-  Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

- Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

- Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

- Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

- Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Chúc bạn sức khỏe./.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Hỏi về việc mang thai hộ.
 Nội dung câu hỏi:

Xin phép được hỏi về việc phụ nữ mang thai hộ. Vì sức khỏe vợ tôi không được tốt, nên gia đình tôi có nhã ý muốn cậy nhờ người quen - 1 phụ nữ mang thai hộ , như vậy có vi phạm pháp luật không. Nếu được thì gia đình tôi cần có chế độ nào đối với người mang thai hộ sau này ? Xin chân thành cảm ơn.

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Xin phép được hỏi về việc phụ nữ mang thai hộ. Vì sức khỏe vợ tôi không được tốt, nên gia đình tôi có nhã ý muốn cậy nhờ người quen - 1 phụ nữ mang thai hộ , như vậy có vi phạm pháp luật không. Nếu được thì gia đình tôi cần có chế độ nào đối với người mang thai hộ sau này ? Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: