(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Buộc người lao động bồi thường thiệt hại bằng cách trừ lương !
Người hỏi : Phạm Trần Thắng     Số điện thoại:      Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 30/11/2016 - 06 Giờ 07 phút     Ngày chuyển: 01/12/2016 - 06 Giờ 04 phút

Nội dung câu hỏi:

Tôi tên là Phạm Trần Thắng, hiện đang làm việc cho một công ty chuyên về nội thất gỗ. Tháng trước, trong quá trình làm việc, sơ ý tôi đã làm hư một chiếc máy làm gỗ của công ty. Chiếc máy bị hư trị giá 27.000.000 đồng. Công ty đã yêu cầu tôi phải bồi thường top 10.000.000 đồng vì chi phí sửa chữa và tiền bồi thường sẽ khấu trừ vào lương của tôi. Mỗi tháng tiền lương của tôi được 9.000.000 đồng vì phải bồi thường khi làm hư máy nên tôi bị khấu trừ 3.500.000 đồng. Xin hỏi các chuyên gia, việc công ty yêu cầu tôi bồi thường và khấu trừ lương của tôi như vậy có đúng hay không? Tôi xin cám ơn.


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội     
Thời gian trả lời: 16/12/2016 - 16 Giờ 34 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời nội dung câu hỏi của anh/chị như sau:

Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2013) và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2015), hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Căn cứ Điều 130, Điều 131, Điều 132 mục 2 Chương VIII Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm vật chất như sau:

 Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật lao động

Khoản 3 Điều 101 Bộ luật quy định: “ 3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập”.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Điều 131. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này.

Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

         

2. Căn cứ Điều 32, Điều 33 mục 2 Chương V Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định về trách nhiệm vật chất như sau:

Điều 32. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

b) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

c) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

3. Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

4. Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường.

5. Trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Điều 33. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

1. Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động.

3. Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

  Vì nội dung câu hỏi của bạn thông tin chưa đầy đủ, do đó đề nghị Bạn Phạm Trần Thắng xác định lại mức lương tối thiểu vùng nơi công ty bạn đang áp dụng và căn cứ khoản 1 Điều 130 của Bộ luật lao động và khoản 1, khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ đã nêu trên để đối chiếu mức tiền lương bồi thường của bạn cho công ty có đúng không?. Nếu Bạn Phạm Trần Thắng thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự do pháp luật quy định (quy định tại Điều 132 Bộ luật lao động và khoản 1 Điều 33 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Buộc người lao động bồi thường thiệt hại bằng cách trừ lương !
 Nội dung câu hỏi:

Tôi tên là Phạm Trần Thắng, hiện đang làm việc cho một công ty chuyên về nội thất gỗ. Tháng trước, trong quá trình làm việc, sơ ý tôi đã làm hư một chiếc máy làm gỗ của công ty. Chiếc máy bị hư trị giá 27.000.000 đồng. Công ty đã yêu cầu tôi phải bồi thường top 10.000.000 đồng vì chi phí sửa chữa và tiền bồi thường sẽ khấu trừ vào lương của tôi. Mỗi tháng tiền lương của tôi được 9.000.000 đồng vì phải bồi thường khi làm hư máy nên tôi bị khấu trừ 3.500.000 đồng. Xin hỏi các chuyên gia, việc công ty yêu cầu tôi bồi thường và khấu trừ lương của tôi như vậy có đúng hay không? Tôi xin cám ơn.

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Tôi tên là Phạm Trần Thắng, hiện đang làm việc cho một công ty chuyên về nội thất gỗ. Tháng trước, trong quá trình làm việc, sơ ý tôi đã làm hư một chiếc máy làm gỗ của công ty. Chiếc máy bị hư trị giá 27.000.000 đồng. Công ty đã yêu cầu tôi phải bồi thường top 10.000.000 đồng vì chi phí sửa chữa và tiền bồi thường sẽ khấu trừ vào lương của tôi. Mỗi tháng tiền lương của tôi được 9.000.000 đồng vì phải bồi thường khi làm hư máy nên tôi bị khấu trừ 3.500.000 đồng. Xin hỏi các chuyên gia, việc công ty yêu cầu tôi bồi thường và khấu trừ lương của tôi như vậy có đúng hay không? Tôi xin cám ơn.

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: