CĐCS thuộc loại hình doanh nghiệp "không đóng kinh phí" công đoàn vi phạm quy định theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP
Luật Xử phạt vi phạm VPHC và các văn bản hướng dẫn: NĐ 81/2013NĐ-CP; NĐ 95/2013/NĐ-CP và NĐ 88/2015/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch UBND huyện; còn LĐLĐ huyện không có thẩm quyền xử phạt.
Vậy cho hỏi: Nếu muốn phạt DN trên, thủ tục chi tiết cần tiến hành như thế nào? Ai là người lập biên bản? Ai là người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp cưỡng chế để truy thu kinh phí đối với DN ngày?
Xin trân trọng cám ơn.
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
1/- Về thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động:
Thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động căn tại điều 36, 37, 39 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013
2/- Về thủ tục xử phạt
Căn cứ mục 2, Điều 40 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013
3/- Về biện pháp cưỡng chế
Căn cứ Điều 24c Nghị định số 88/2015/NĐ-CP vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn, ngoài các nội dung phạt theo quy định; tại khoản 3 điều 24c có thêm biện pháp khắc phục hậu quả là phải đóng thêm số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Trân trọng.