(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Thừa Kế Đất Đai
Người hỏi : Cá Nhân     Số điện thoại: 0977XXX*50     Email:      Địa chỉ: xã Long Thuận, huyện Bến Cầu
Ngày hỏi: 11/09/2024 - 21 Giờ 33 phút     Ngày chuyển: 12/09/2024 - 10 Giờ 05 phút

Nội dung câu hỏi:
Em xin chào quý lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ạ. Em xin phép trình bài sự việc như sau: Em tên Tùng sinh năm 1994, năm em mới tròn 1 tuổi mẹ em đã bỏ cha con em đi đến nay không thấy về và đến hiện tại em cũng chưa biết được mặt mũi mẹ em thế nào. Trong sổ hộ khẩu trước đây của gia đình em không có tên của mẹ em nhưng trong giấy khai sinh của em thì có tên của mẹ em. Năm 2023 ba em bệnh nặng rồi qua đời mẹ em cũng không có về để tang. Phần tài sản ba em để lại là 1 giấy CNQSDĐ sổ hồng do ba em đứng tên 1 mình. Nay em làm thừa kế di sản của ba em thì lại cần chữ ký của mẹ em. Bây giờ, em không biết mặt mũi mẹ em như thế nào, ở đâu, làm gì, có chồng nữa hay chưa thì không cách nào liên hệ được để ký phân chia di sản ạ. Kính mong cơ quan giúp đỡ, hướng dẫn em để em làm thừa kế di sản của ba em được phù hợp hơn ạ. Em xin cảm ơn ạ.

Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tư pháp     
Thời gian trả lời: 20/09/2024 - 11 Giờ 09 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Trả lời: Chào bạn!

Do bạn không nêu đầy đủ thông tin như: ba, mẹ bạn chung sống với nhau từ năm nào? có Giấy chứng nhận kết hôn hay không? …..; nên Sở Tư pháp xin trả lời vấn đề của bạn như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”. Tại Điều 613 quy định người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Tại Điều 651 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Từ các quy định nêu trên, nếu ba bạn chết và không để lại di chúc, di sản của ba bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, nếu ba, mẹ bạn được thừa nhận là hôn nhân thực tế hoặc có Giấy chứng nhận kết hôn thì mẹ bạn được hưởng một phần tài sản trong khối di sản mà ba bạn để lại, vì vậy trong hồ sơ thừa kế cần có chữ ký của mẹ bạn.

Do bạn không cung cấp hồ sơ cụ thể trường hợp của bạn nên Sở Tư pháp không thể hướng dẫn cụ thể, đề nghị bạn mang toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thừa kế liên hệ các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh để được hướng dẫn cụ thể.

Thân ái chào./.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Thừa Kế Đất Đai
 Nội dung câu hỏi:
Em xin chào quý lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ạ. Em xin phép trình bài sự việc như sau: Em tên Tùng sinh năm 1994, năm em mới tròn 1 tuổi mẹ em đã bỏ cha con em đi đến nay không thấy về và đến hiện tại em cũng chưa biết được mặt mũi mẹ em thế nào. Trong sổ hộ khẩu trước đây của gia đình em không có tên của mẹ em nhưng trong giấy khai sinh của em thì có tên của mẹ em. Năm 2023 ba em bệnh nặng rồi qua đời mẹ em cũng không có về để tang. Phần tài sản ba em để lại là 1 giấy CNQSDĐ sổ hồng do ba em đứng tên 1 mình. Nay em làm thừa kế di sản của ba em thì lại cần chữ ký của mẹ em. Bây giờ, em không biết mặt mũi mẹ em như thế nào, ở đâu, làm gì, có chồng nữa hay chưa thì không cách nào liên hệ được để ký phân chia di sản ạ. Kính mong cơ quan giúp đỡ, hướng dẫn em để em làm thừa kế di sản của ba em được phù hợp hơn ạ. Em xin cảm ơn ạ.
 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:
Em xin chào quý lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ạ. Em xin phép trình bài sự việc như sau: Em tên Tùng sinh năm 1994, năm em mới tròn 1 tuổi mẹ em đã bỏ cha con em đi đến nay không thấy về và đến hiện tại em cũng chưa biết được mặt mũi mẹ em thế nào. Trong sổ hộ khẩu trước đây của gia đình em không có tên của mẹ em nhưng trong giấy khai sinh của em thì có tên của mẹ em. Năm 2023 ba em bệnh nặng rồi qua đời mẹ em cũng không có về để tang. Phần tài sản ba em để lại là 1 giấy CNQSDĐ sổ hồng do ba em đứng tên 1 mình. Nay em làm thừa kế di sản của ba em thì lại cần chữ ký của mẹ em. Bây giờ, em không biết mặt mũi mẹ em như thế nào, ở đâu, làm gì, có chồng nữa hay chưa thì không cách nào liên hệ được để ký phân chia di sản ạ. Kính mong cơ quan giúp đỡ, hướng dẫn em để em làm thừa kế di sản của ba em được phù hợp hơn ạ. Em xin cảm ơn ạ.
Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: