(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Cấp giấy chứng tử cho người đã chết quá lâu (ông bà Cố) để hoàn thiện hồ sơ thừa kế?
Người hỏi : Huỳnh Văn Thanh     Số điện thoại: 0833XXX396     Email:      Địa chỉ: Tân Bình, thành phố Tây Ninh
Ngày hỏi: 22/01/2024 - 00 Giờ 27 phút     Ngày chuyển: 22/01/2024 - 07 Giờ 43 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: - Sở tư pháp tỉnh Tây Ninh;

               - Cổng thông tin điện tử Tây Ninh.

Tôi tên Huỳnh Văn Thanh, sinh năm 1971, hiện nay tôi đang làm thủ tục nhận thừa kế đất từ mẹ tôi đã chết để lại, nhưng còn 1 số bất cập trong việc xin cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi.

Đất do cha mẹ tôi đứng tên chủ sở hữu, nhưng mẹ tôi đã chết.

- Mẹ tôi sinh năm 1952, đã chết năm 2021 (có giấy chứng tử).

- Bà ngoại tôi sinh năm 1932, đã chết  năm 2022 (có giấy chứng tử).

- Ông ngoại tôi sinh năm 1923, đã chết năm 1977 (chết đã lâu không có giấy chứng tử).

- Bà cố ngoại tôi sinh năm 1912, đã chết năm 1948 (chết đã lâu không còn mộ bia, không có giấy chứng tử).

- Ông cố ngoại tôi sinh năm 1907, đã chết năm 1954 (chết đã lâu không còn mộ bia, không có giấy chứng tử).

Do bà ngoại tôi chết sau mẹ tôi nên phải bổ sung thông tin ông bà Cố của tôi (các phòng công chứng nói là theo luật bắt buộc phải có giấy chứng tử của ông bà Cố của tôi mới tiếp nhận thụ lý hồ sơ thừa kế theo quy định, nói là hàng thừa kế thứ nhất, thứ 2 gì đó).

Tôi có về địa phương gặp cán bộ tư pháp, hộ tịch xin cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi nhưng cán bộ tư pháp, hộ tịch hướng dẫn là làm giấy cam kết hoặc đơn xác nhận ông bà Cố đã chết chỉ chứng thực chữ ký là có giá trị pháp lý, chứ không thể làm giấy chứng tử được. Tôi có hỏi vậy chứng thực nội dung có được không thì cán bộ cũng trả lời không được, Vì thời điểm ông bà Cố tôi chết cán bộ tư pháp, hộ tịch còn chưa được sinh ra làm sao mà biết để chứng thục nội dung và không giấy chứng tử được, chỉ dân tự khai tự chịu trách nhiệm nội dung mình khai thôi. Mà các phòng công chứng nói là người chết phải có giấy chứng tử mới tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Còn không có giấy chứng tử (đối với người chết đã lâu) thì trả hồ sơ không thụ lý.

Bây giờ, tôi không biết phải làm sao để hoàn thiện hồ sơ trong khi địa phương không cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi.

Vậy xin Sở tư pháp xem xét và hướng dẫn cho tôi phải làm như thế nào mới đúng và có giá trị pháp lý. Đồng thời hướng dẫn các phòng công chứng dùng đơn xác nhận đã chết hoặc giấy cam kết đã chết quá lâu thay cho giấy chứng tử có được không? Vì đất ba mẹ tôi đứng tên, mà ông bà Cố thì chết trước mẹ tôi đã quá lâu rồi. Luật là do con người đặt ra, có những cái bất cập thì phải sửa đổi để dân tuân thủ và thực hiện dễ dàng. Hồ sơ thừa kế này tôi đã xin nghỉ việc để đi tới đi lui rất nhiều phòng công chứng nhưng không được, khá mất thời gian và chi phí. Trong khi đó, gia đình tôi đã đăng ký và đóng tiền đo đạc ra bản vẽ trích đo sơ đồ đất đã xong từ rất lâu rồi. Hiện nay gia đình tôi rất đau đầu khi không thể hoàn thiện hồ sơ thừa kế này.

Rất mong Sở tư pháp xem xét và hướng dẫn để tôi sớm hoàn thiện hồ sơ thừa kế theo đúng quy định pháp luật. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng kính chào!


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tư pháp     
Thời gian trả lời: 30/01/2024 - 10 Giờ 36 phút
Đánh giá câu trả lời:     2 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Theo như nội dung câu hỏi của bạn, Sở Tư pháp trả lời như sau:

  1. Về đăng ký khai tử hoặc xác nhận sự kiện chết

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch nêu rõ:

"Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết; trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử".

Và tại Công văn số 1195/HTQTCT-CT ngày 02/1/2020 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký khai tử  đã hướng giấy các loại giấy tờ thay thề Giấy báo tử trong thủ tục đăng ký khai tử như sau:

“Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết (ví dụ: hồ sơ, lý lịch cá nhân đi học, đi làm do cơ quan, đơn vị nơi học tập, công tác quản lý, xác nhận, Biên bản xác minh tai nạn, Giấy chứng nhận mai táng, Hợp đồng hỏa táng, văn bản xác nhận của chính quyền, công an địa phương ....), các giấy tờ, tài liệu này cần được cơ quan đăng ký hộ tịch phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh chặt chẽ, bảo đảm thông tin đúng sự thật.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử chỉ cung cấp được các giấy tờ như: gia phả dòng họ, giấy tờ tùy thân của người chết (nếu có); ảnh bia, mộ người chết; văn bản xác nhận của người làm chứng về các thông tin liên quan đến người chết, sự kiện chết; nếu các thông tin này được cơ quan đăng ký hộ tịch kiểm tra, xác minh, khẳng định được tính xác thực, có lập Biên bản xác minh thì có thể vận dụng coi là căn cứ để thực hiện việc đăng ký khai tử”.

Trên đây là một số loại giấy tờ thay thề Giấy báo tử trong thủ tục đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, Sở Tư pháp liệt kể để bạn đối chiếu hồ sơ của bạn để yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký khai tử.

Sở Tư pháp cảm ơn ý kiến, kiến nghị của bạn về bất cập khi thực hiện khai tử cho người chết đã lâu theo quy định của pháp luật hiện hành. Sở Tư pháp xin ghi nhận và sẽ tổng hợp trình Bộ Tư pháp chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét khi góp ý sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Về vấn đề khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định Điều 57 và Điều 58 của Luật Công chứng và điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản bắt buộc phải có giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết hoặc người thừa kế đã chết và đồng thời cũng quy định Công chứng viên phải kiểm tra hồ sơ, nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Hiện nay, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công chứng chưa quy định cụ thể về giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết hoặc người thừa kế đã chết là loại giấy tờ nào. Nên thực tế trong quá trình thực hiện công chứng, công chứng viên sẽ vận dụng Công văn số 1195/HTQTCT-CT ngày 02/1/2020 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp để thực hiện, trong một số trường hợp thì công chứng viên tiến hành xác minh.

Do đó, nếu Bạn liên hệ với các tổ chức hành nghề công chứng bạn nên mang toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế để được hướng dẫn, xem xét giải quyết.

Thân ái chào bạn!

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Cấp giấy chứng tử cho người đã chết quá lâu (ông bà Cố) để hoàn thiện hồ sơ thừa kế?
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: - Sở tư pháp tỉnh Tây Ninh;

               - Cổng thông tin điện tử Tây Ninh.

Tôi tên Huỳnh Văn Thanh, sinh năm 1971, hiện nay tôi đang làm thủ tục nhận thừa kế đất từ mẹ tôi đã chết để lại, nhưng còn 1 số bất cập trong việc xin cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi.

Đất do cha mẹ tôi đứng tên chủ sở hữu, nhưng mẹ tôi đã chết.

- Mẹ tôi sinh năm 1952, đã chết năm 2021 (có giấy chứng tử).

- Bà ngoại tôi sinh năm 1932, đã chết  năm 2022 (có giấy chứng tử).

- Ông ngoại tôi sinh năm 1923, đã chết năm 1977 (chết đã lâu không có giấy chứng tử).

- Bà cố ngoại tôi sinh năm 1912, đã chết năm 1948 (chết đã lâu không còn mộ bia, không có giấy chứng tử).

- Ông cố ngoại tôi sinh năm 1907, đã chết năm 1954 (chết đã lâu không còn mộ bia, không có giấy chứng tử).

Do bà ngoại tôi chết sau mẹ tôi nên phải bổ sung thông tin ông bà Cố của tôi (các phòng công chứng nói là theo luật bắt buộc phải có giấy chứng tử của ông bà Cố của tôi mới tiếp nhận thụ lý hồ sơ thừa kế theo quy định, nói là hàng thừa kế thứ nhất, thứ 2 gì đó).

Tôi có về địa phương gặp cán bộ tư pháp, hộ tịch xin cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi nhưng cán bộ tư pháp, hộ tịch hướng dẫn là làm giấy cam kết hoặc đơn xác nhận ông bà Cố đã chết chỉ chứng thực chữ ký là có giá trị pháp lý, chứ không thể làm giấy chứng tử được. Tôi có hỏi vậy chứng thực nội dung có được không thì cán bộ cũng trả lời không được, Vì thời điểm ông bà Cố tôi chết cán bộ tư pháp, hộ tịch còn chưa được sinh ra làm sao mà biết để chứng thục nội dung và không giấy chứng tử được, chỉ dân tự khai tự chịu trách nhiệm nội dung mình khai thôi. Mà các phòng công chứng nói là người chết phải có giấy chứng tử mới tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Còn không có giấy chứng tử (đối với người chết đã lâu) thì trả hồ sơ không thụ lý.

Bây giờ, tôi không biết phải làm sao để hoàn thiện hồ sơ trong khi địa phương không cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi.

Vậy xin Sở tư pháp xem xét và hướng dẫn cho tôi phải làm như thế nào mới đúng và có giá trị pháp lý. Đồng thời hướng dẫn các phòng công chứng dùng đơn xác nhận đã chết hoặc giấy cam kết đã chết quá lâu thay cho giấy chứng tử có được không? Vì đất ba mẹ tôi đứng tên, mà ông bà Cố thì chết trước mẹ tôi đã quá lâu rồi. Luật là do con người đặt ra, có những cái bất cập thì phải sửa đổi để dân tuân thủ và thực hiện dễ dàng. Hồ sơ thừa kế này tôi đã xin nghỉ việc để đi tới đi lui rất nhiều phòng công chứng nhưng không được, khá mất thời gian và chi phí. Trong khi đó, gia đình tôi đã đăng ký và đóng tiền đo đạc ra bản vẽ trích đo sơ đồ đất đã xong từ rất lâu rồi. Hiện nay gia đình tôi rất đau đầu khi không thể hoàn thiện hồ sơ thừa kế này.

Rất mong Sở tư pháp xem xét và hướng dẫn để tôi sớm hoàn thiện hồ sơ thừa kế theo đúng quy định pháp luật. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng kính chào!

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi: - Sở tư pháp tỉnh Tây Ninh;

               - Cổng thông tin điện tử Tây Ninh.

Tôi tên Huỳnh Văn Thanh, sinh năm 1971, hiện nay tôi đang làm thủ tục nhận thừa kế đất từ mẹ tôi đã chết để lại, nhưng còn 1 số bất cập trong việc xin cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi.

Đất do cha mẹ tôi đứng tên chủ sở hữu, nhưng mẹ tôi đã chết.

- Mẹ tôi sinh năm 1952, đã chết năm 2021 (có giấy chứng tử).

- Bà ngoại tôi sinh năm 1932, đã chết  năm 2022 (có giấy chứng tử).

- Ông ngoại tôi sinh năm 1923, đã chết năm 1977 (chết đã lâu không có giấy chứng tử).

- Bà cố ngoại tôi sinh năm 1912, đã chết năm 1948 (chết đã lâu không còn mộ bia, không có giấy chứng tử).

- Ông cố ngoại tôi sinh năm 1907, đã chết năm 1954 (chết đã lâu không còn mộ bia, không có giấy chứng tử).

Do bà ngoại tôi chết sau mẹ tôi nên phải bổ sung thông tin ông bà Cố của tôi (các phòng công chứng nói là theo luật bắt buộc phải có giấy chứng tử của ông bà Cố của tôi mới tiếp nhận thụ lý hồ sơ thừa kế theo quy định, nói là hàng thừa kế thứ nhất, thứ 2 gì đó).

Tôi có về địa phương gặp cán bộ tư pháp, hộ tịch xin cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi nhưng cán bộ tư pháp, hộ tịch hướng dẫn là làm giấy cam kết hoặc đơn xác nhận ông bà Cố đã chết chỉ chứng thực chữ ký là có giá trị pháp lý, chứ không thể làm giấy chứng tử được. Tôi có hỏi vậy chứng thực nội dung có được không thì cán bộ cũng trả lời không được, Vì thời điểm ông bà Cố tôi chết cán bộ tư pháp, hộ tịch còn chưa được sinh ra làm sao mà biết để chứng thục nội dung và không giấy chứng tử được, chỉ dân tự khai tự chịu trách nhiệm nội dung mình khai thôi. Mà các phòng công chứng nói là người chết phải có giấy chứng tử mới tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Còn không có giấy chứng tử (đối với người chết đã lâu) thì trả hồ sơ không thụ lý.

Bây giờ, tôi không biết phải làm sao để hoàn thiện hồ sơ trong khi địa phương không cấp giấy chứng tử cho ông bà Cố của tôi.

Vậy xin Sở tư pháp xem xét và hướng dẫn cho tôi phải làm như thế nào mới đúng và có giá trị pháp lý. Đồng thời hướng dẫn các phòng công chứng dùng đơn xác nhận đã chết hoặc giấy cam kết đã chết quá lâu thay cho giấy chứng tử có được không? Vì đất ba mẹ tôi đứng tên, mà ông bà Cố thì chết trước mẹ tôi đã quá lâu rồi. Luật là do con người đặt ra, có những cái bất cập thì phải sửa đổi để dân tuân thủ và thực hiện dễ dàng. Hồ sơ thừa kế này tôi đã xin nghỉ việc để đi tới đi lui rất nhiều phòng công chứng nhưng không được, khá mất thời gian và chi phí. Trong khi đó, gia đình tôi đã đăng ký và đóng tiền đo đạc ra bản vẽ trích đo sơ đồ đất đã xong từ rất lâu rồi. Hiện nay gia đình tôi rất đau đầu khi không thể hoàn thiện hồ sơ thừa kế này.

Rất mong Sở tư pháp xem xét và hướng dẫn để tôi sớm hoàn thiện hồ sơ thừa kế theo đúng quy định pháp luật. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng kính chào!

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: