(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: CÁCH LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO
Người hỏi : giáo viên     Số điện thoại: 0922XXX231     Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 20/01/2024 - 14 Giờ 11 phút     Ngày chuyển: 22/01/2024 - 07 Giờ 57 phút

Nội dung câu hỏi:

- Kính gởi: - Chủ tịch UBND thị xã Hòa Thành

                   - Trưởng phòng GD & ĐT thị xã Hòa Thành

Chúng tôi là giáo viên trường tiểu học Lương Thế Vinh thị xã Hòa Thành có một số điều thắc mắc mong quý lãnh đạo giải đáp giúp:

1/ Theo điều lệ trường tiểu học, mỗi tuần hiệu trưởng dạy 2 tiết, hiệu phó dạy 4 tiết. Hai năm nay, từ khi hiệu trưởng, hiệu phó mới chuyển về không dạy một tiết nào cũng hưởng đủ lương như vậy có đúng với quy định không? (Minh chứng: năm trước có xếp thời khóa biểu nhưng không dạy. Năm nay không xếp thời khóa biểu nghiễm nhiên cũng không dạy). Hiệu phó bán trú và Tổng phụ trách đội lâu lâu dạy 1 vài tiết. Còn lại giáo viên chủ nhiệm dạy dùm hết có được không?

2/ Phân công giáo viên dạy thừa giờ: Cùng một trường, có người dạy thừa 7 tiết/tuần, có người dạy thừa 4 tiết , 3 tiết,…có người thiếu tiết  như vậy có phù hợp không?

3/ Cách tính thừa giờ học kì I của hiệu phó chuyên môn như sau:

- Nếu giáo viên nào thừa tiết thì trừ các tiết được phân công ngày thứ hai (ngày 04/9. Ngày nghỉ bù lễ 02/9 thứ bảy) mà ngày này chưa có thời khóa biểu, ngày mà cả nước nghỉ lễ. Ngày 05/9 mới khai giảng, mà ngày 04/9 bị trừ như vậy có hợp lí không quí ngài?

- Ngày thứ 5 ngày 28/9 và thứ sáu ngày 29/9/ 2023 ( ngày rằm tháng tám âm lịch), trường học (trong Nội ô Tòa Thánh) được phép cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trật tự, cũng bị tính để trừ tiết thừa. Trong khi đó giáo viên đã dạy bù cho đủ chương trình theo qui định tính như vậy có đúng luật lao động không?

- Giáo viên nghỉ phép đột xuất, nhờ bạn trong tổ dạy thay  cũng bị trừ các tiết có ngày hôm đó trừ ra tiết thừa. Trong khi GVCN phải dạy cho BGH, GV đi công tác,…thì không được tính để bù lại các tiết nghỉ.

* Nghịch lý:

- Một giáo viên cả học kì 1 không nghỉ ngày nào, mỗi tuần dạy thừa 01 tiết . Dạy dùm  các bạn trong tổ nghỉ, gv đi công tác,…4 tiết. Cả học kì I bị trừ (ngày nghỉ bù 02/9; 1,5 ngày rằm tháng tám)  cuối cùng còn thiếu lại nhà trường 01 tiết (qua HKII trừ tiếp).

- Một giáo viên cả học kì 1  nghỉ 01  ngày (do bận đột xuất), mỗi tuần dạy đủ số tiết qui định. Không dạy thay dùm ai…; không bị thiếu nhà trường tiết nào. Cho hỏi cách tính như vậy có công bằng không? Người dạy thừa tiết lại bị thiếu nợ, người dạy đủ tiết không thiếu nợ.

- Ban giám hiệu cũng nghỉ như giáo viên nhưng được tính thừa giờ đầy đủ không trừ tiết nào như vậy có phải phân biệt đối xử không?

4/ Tiền tăng thu nhập của giáo viên, Hiệu trưởng gợi ý  giáo viên ( trên hội đồng sư phạm) mỗi người nộp lại nhà trường  2 triệu đồng/ người để cuối năm đi tham quan. “Ai không nộp gặp  hiệu trưởng” (lời của hiệu trưởng). Cách thu tiền của giáo viên như vậy có đúng không? ( giáo viên đã nộp)

5/ Cho hỏi: phòng hành chánh (trong giờ làm việc) có được tổ chức ăn sáng, uống cà phê không? Có phản cảm không?


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: UBND thị xã Hòa Thành     
Thời gian trả lời: 26/01/2024 - 16 Giờ 12 phút
Đánh giá câu trả lời:     3 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Qua phản ánh kiến nghị của Ông (bà)  trên cổng Hỏi đáp trực tuyến, UBND thị xã xem xét chuyển giao Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã tiến hành kiểm tra nội dung phản ánh, xử lý và báo cáo như sau:

         1. Nội dung thứ 1:

         Theo quy định tại văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 23/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng trường tiểu học dạy 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần, Tổng phụ trách Đội dạy trường hạng I dạy 2 tiết/tuần. Qua kiểm tra, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và Tổng phụ trách đội, ngoài nội dung thực hiện công tác quản lý, hành chính theo quy định có tham gia giảng dạy nhưng chưa đầy đủ số tiết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Do bận công tác, hội họp, tập huấn, một số tiết vắng do giáo viên chủ nhiệm yêu cầu dành thời gian của tiết đó để giáo viên chủ nhiệm ôn tập).

         Việc tham gia giảng dạy chưa đầy đủ số tiết theo quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo xử lý kiểm điểm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.

         2. Nội dung thứ 2:

         Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 23/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần. Năm học 2023-2024, đơn vị đã có 07 lần phân công chuyên môn và phân công đảm bảo định mức tiết dạy tối thiểu đối với giáo viên, không có trường hợp nào phân công thấp hơn định mức quy định. Các giáo viên cốt cán, có năng lực tốt ngoài việc phân công giảng dạy còn được phân công kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác nên định mức lao động cao hơn 23 tiết/tuần (từ 24 tiết/tuần đến 28 tiết/tuần), có trường hợp được phân công cao nhất 30 tiết/tuần do kiêm nhiệm 02 chức vụ, chức danh. Sang học kỳ II, đơn vị đã điều chỉnh phân công để đảm bảo giáo viên thừa giờ không quá 200 giờ/năm theo quy định của Luật Lao động. Việc phân công chuyên môn của đơn vị là phù hợp với thực trạng đội ngũ, đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

         3. Nội dung thứ 3:

         - Về giải quyết chế độ thừa giờ học kì I, năm học 2023-2024:

         + Ngày 04/9/2023 chưa khai giảng năm học, ngày này giáo viên chưa được phân công giảng dạy thì khi giải quyết chế độ thừa giờ ở tuần đầu tiên (tuần 1) nhà trường không tính định mức lao động (số tiết dạy) của giáo viên là đúng quy định.

        + Ngày 28/9/2023 và 29/9/2023 (ngày rằm tháng 8 âm lịch) các trường trong Nội ô Toà Thánh được nghỉ, nhà trường đã khoán cho giáo viên tự dạy bù trong những buổi học, tiết học chính khoá, không tổ chức dạy bù buổi học riêng vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật. Việc dạy bù như vậy không làm tăng định mức lao động (số tiết dạy) của giáo viên nên khi giải quyết chế độ thừa giờ nhà trường trừ số tiết dạy trong các ngày nghỉ trên là đúng quy định.

        + Giáo viên nghỉ phép đột xuất nhờ đồng nghiệp dạy thay, khi giải quyết chế độ thừa giờ nhà trường trừ số tiết dạy trong ngày nghỉ này là đúng quy định; trừ trường hợp nghỉ phép theo khoản 7, điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 08/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động).

        - Việc thanh toán thừa giờ đối với Ban giám hiệu: Đơn vị giải quyết tạm ứng chế độ thừa giờ đối với Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Công đoàn là đúng đối tượng theo điểm a, khoản 2, Điều 1 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 08/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (Nhà giáo, kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội,  thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập); đúng định mức theo Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2016 của của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Việc Ban giám hiệu không giảng dạy đủ số tiết như đã nêu ở nội dung 1 nhưng đơn vị tính thừa giờ đầy đủ  ở học kì I là có thật, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đơn vị khấu trừ số tiết kê thừa giờ ở học kì II, năm học 2023-2024, rút kinh nghiệm với hiệu trưởng trong việc xét, giải quyết chế độ thừa giờ.

         4. Nội dung thứ 4: Trong phiên họp hội đồng giáo viên ngày 04/01/2024,  hiệu trưởng có lấy ý kiến của hội đồng giáo viên trích nộp lại tiền tăng thu nhập cuối năm 2023 (với tinh thần tự nguyện) mỗi người 2.000.000 đồng để cuối năm tổ chức đi tham quan, du lịch. Hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên đồng ý và đã nộp cho đơn vị (Công đoàn phụ trách) với tổng số tiền là 104.000.000 đồng (52/56 người nộp), số tiền này đã gửi ngân hàng. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo hiệu trưởng nhà trường hoàn trả lại số tiền này cho những cá nhân đã nộp, việc tổ chức tham quan, du lịch ở cuối năm học nhà trường bàn bạc với tổ chức Công đoàn để thực hiện đảm bảo tính công khai, dân chủ, tự nguyện.

         5. Nội dung thứ 5: Đầu năm học 2023-2024, trong khoảng thời gian tháng 9,10/2023 các thành viên trong tổ hành chính thỉnh thoảng có ăn sáng, uống cà phê tại phòng hành chính là có thật. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã rút kinh nghiệm với nhà trường để chấn chỉnh nhằm thực hiện tốt kỷ cương, lề lối làm việc.

Trân trọng./.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: CÁCH LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO
 Nội dung câu hỏi:

- Kính gởi: - Chủ tịch UBND thị xã Hòa Thành

                   - Trưởng phòng GD & ĐT thị xã Hòa Thành

Chúng tôi là giáo viên trường tiểu học Lương Thế Vinh thị xã Hòa Thành có một số điều thắc mắc mong quý lãnh đạo giải đáp giúp:

1/ Theo điều lệ trường tiểu học, mỗi tuần hiệu trưởng dạy 2 tiết, hiệu phó dạy 4 tiết. Hai năm nay, từ khi hiệu trưởng, hiệu phó mới chuyển về không dạy một tiết nào cũng hưởng đủ lương như vậy có đúng với quy định không? (Minh chứng: năm trước có xếp thời khóa biểu nhưng không dạy. Năm nay không xếp thời khóa biểu nghiễm nhiên cũng không dạy). Hiệu phó bán trú và Tổng phụ trách đội lâu lâu dạy 1 vài tiết. Còn lại giáo viên chủ nhiệm dạy dùm hết có được không?

2/ Phân công giáo viên dạy thừa giờ: Cùng một trường, có người dạy thừa 7 tiết/tuần, có người dạy thừa 4 tiết , 3 tiết,…có người thiếu tiết  như vậy có phù hợp không?

3/ Cách tính thừa giờ học kì I của hiệu phó chuyên môn như sau:

- Nếu giáo viên nào thừa tiết thì trừ các tiết được phân công ngày thứ hai (ngày 04/9. Ngày nghỉ bù lễ 02/9 thứ bảy) mà ngày này chưa có thời khóa biểu, ngày mà cả nước nghỉ lễ. Ngày 05/9 mới khai giảng, mà ngày 04/9 bị trừ như vậy có hợp lí không quí ngài?

- Ngày thứ 5 ngày 28/9 và thứ sáu ngày 29/9/ 2023 ( ngày rằm tháng tám âm lịch), trường học (trong Nội ô Tòa Thánh) được phép cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trật tự, cũng bị tính để trừ tiết thừa. Trong khi đó giáo viên đã dạy bù cho đủ chương trình theo qui định tính như vậy có đúng luật lao động không?

- Giáo viên nghỉ phép đột xuất, nhờ bạn trong tổ dạy thay  cũng bị trừ các tiết có ngày hôm đó trừ ra tiết thừa. Trong khi GVCN phải dạy cho BGH, GV đi công tác,…thì không được tính để bù lại các tiết nghỉ.

* Nghịch lý:

- Một giáo viên cả học kì 1 không nghỉ ngày nào, mỗi tuần dạy thừa 01 tiết . Dạy dùm  các bạn trong tổ nghỉ, gv đi công tác,…4 tiết. Cả học kì I bị trừ (ngày nghỉ bù 02/9; 1,5 ngày rằm tháng tám)  cuối cùng còn thiếu lại nhà trường 01 tiết (qua HKII trừ tiếp).

- Một giáo viên cả học kì 1  nghỉ 01  ngày (do bận đột xuất), mỗi tuần dạy đủ số tiết qui định. Không dạy thay dùm ai…; không bị thiếu nhà trường tiết nào. Cho hỏi cách tính như vậy có công bằng không? Người dạy thừa tiết lại bị thiếu nợ, người dạy đủ tiết không thiếu nợ.

- Ban giám hiệu cũng nghỉ như giáo viên nhưng được tính thừa giờ đầy đủ không trừ tiết nào như vậy có phải phân biệt đối xử không?

4/ Tiền tăng thu nhập của giáo viên, Hiệu trưởng gợi ý  giáo viên ( trên hội đồng sư phạm) mỗi người nộp lại nhà trường  2 triệu đồng/ người để cuối năm đi tham quan. “Ai không nộp gặp  hiệu trưởng” (lời của hiệu trưởng). Cách thu tiền của giáo viên như vậy có đúng không? ( giáo viên đã nộp)

5/ Cho hỏi: phòng hành chánh (trong giờ làm việc) có được tổ chức ăn sáng, uống cà phê không? Có phản cảm không?

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

- Kính gởi: - Chủ tịch UBND thị xã Hòa Thành

                   - Trưởng phòng GD & ĐT thị xã Hòa Thành

Chúng tôi là giáo viên trường tiểu học Lương Thế Vinh thị xã Hòa Thành có một số điều thắc mắc mong quý lãnh đạo giải đáp giúp:

1/ Theo điều lệ trường tiểu học, mỗi tuần hiệu trưởng dạy 2 tiết, hiệu phó dạy 4 tiết. Hai năm nay, từ khi hiệu trưởng, hiệu phó mới chuyển về không dạy một tiết nào cũng hưởng đủ lương như vậy có đúng với quy định không? (Minh chứng: năm trước có xếp thời khóa biểu nhưng không dạy. Năm nay không xếp thời khóa biểu nghiễm nhiên cũng không dạy). Hiệu phó bán trú và Tổng phụ trách đội lâu lâu dạy 1 vài tiết. Còn lại giáo viên chủ nhiệm dạy dùm hết có được không?

2/ Phân công giáo viên dạy thừa giờ: Cùng một trường, có người dạy thừa 7 tiết/tuần, có người dạy thừa 4 tiết , 3 tiết,…có người thiếu tiết  như vậy có phù hợp không?

3/ Cách tính thừa giờ học kì I của hiệu phó chuyên môn như sau:

- Nếu giáo viên nào thừa tiết thì trừ các tiết được phân công ngày thứ hai (ngày 04/9. Ngày nghỉ bù lễ 02/9 thứ bảy) mà ngày này chưa có thời khóa biểu, ngày mà cả nước nghỉ lễ. Ngày 05/9 mới khai giảng, mà ngày 04/9 bị trừ như vậy có hợp lí không quí ngài?

- Ngày thứ 5 ngày 28/9 và thứ sáu ngày 29/9/ 2023 ( ngày rằm tháng tám âm lịch), trường học (trong Nội ô Tòa Thánh) được phép cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trật tự, cũng bị tính để trừ tiết thừa. Trong khi đó giáo viên đã dạy bù cho đủ chương trình theo qui định tính như vậy có đúng luật lao động không?

- Giáo viên nghỉ phép đột xuất, nhờ bạn trong tổ dạy thay  cũng bị trừ các tiết có ngày hôm đó trừ ra tiết thừa. Trong khi GVCN phải dạy cho BGH, GV đi công tác,…thì không được tính để bù lại các tiết nghỉ.

* Nghịch lý:

- Một giáo viên cả học kì 1 không nghỉ ngày nào, mỗi tuần dạy thừa 01 tiết . Dạy dùm  các bạn trong tổ nghỉ, gv đi công tác,…4 tiết. Cả học kì I bị trừ (ngày nghỉ bù 02/9; 1,5 ngày rằm tháng tám)  cuối cùng còn thiếu lại nhà trường 01 tiết (qua HKII trừ tiếp).

- Một giáo viên cả học kì 1  nghỉ 01  ngày (do bận đột xuất), mỗi tuần dạy đủ số tiết qui định. Không dạy thay dùm ai…; không bị thiếu nhà trường tiết nào. Cho hỏi cách tính như vậy có công bằng không? Người dạy thừa tiết lại bị thiếu nợ, người dạy đủ tiết không thiếu nợ.

- Ban giám hiệu cũng nghỉ như giáo viên nhưng được tính thừa giờ đầy đủ không trừ tiết nào như vậy có phải phân biệt đối xử không?

4/ Tiền tăng thu nhập của giáo viên, Hiệu trưởng gợi ý  giáo viên ( trên hội đồng sư phạm) mỗi người nộp lại nhà trường  2 triệu đồng/ người để cuối năm đi tham quan. “Ai không nộp gặp  hiệu trưởng” (lời của hiệu trưởng). Cách thu tiền của giáo viên như vậy có đúng không? ( giáo viên đã nộp)

5/ Cho hỏi: phòng hành chánh (trong giờ làm việc) có được tổ chức ăn sáng, uống cà phê không? Có phản cảm không?

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: