(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Hợp đồng lao động, BHXH
Người hỏi : Nguyễn Văn Khiêm     Số điện thoại:      Email:      Địa chỉ: Thị trấn Hòa Thành - Tây Ninh
Ngày hỏi: 22/12/2014 - 23 Giờ 41 phút     Ngày chuyển: 23/12/2014 - 07 Giờ 42 phút

Nội dung câu hỏi:

Tôi là người lao động đang làm việc tại Cơ sở May Jimmi Ngân (Khu phố 3 - Thị trấn Hòa Thành). sau hơn một tháng làm việc, tôi có một số điều thắc mắc, kính mong cơ quan chức năng giải đáp :

1. Số lao động làm việc tại chổ và thường xuyên trên 30 người, tuy nhiên bà Ngân (Chủ Cơ sở May Jimmi Ngân) không ký kết Hợp đồng lao động với bất cứ lao động nào. Chính vì vậy, chúng tôi cũng không được tham gia chính sách bảo hiểm.

2. Thời gian làm việc :

- Sáng từ 07h - 11h30

- Chiều từ 13 h đến 19h (thường xuyên đến 23h,24h)

- Làm việc từ thứ 2 đến Chủ nhật (không có ngày nghỉ)

Vậy, bà Ngân có vi phạm Bộ Luật Lao động hay không ?

Kính mong cơ quan chức năng giải đáp, nếu bà Ngân vi phạm thì đề nghị cơ quan chức năng thanh tra, xử lý theo luật định để người lao động chúng tôi được nhờ.


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: UBND thị xã Hòa Thành     
Thời gian trả lời: 06/01/2015 - 21 Giờ 37 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Uỷ ban Nhân dân huyện Hòa Thành trả lời như sau:

 

I. Về việc ký hợp đồng lao động.

Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

   “Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người”.

II. Về thời giờ làm việc

Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần 

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.

Theo quy định trên, Cơ sở may Jimmi Ngân nơi ông Khiêm đang làm việc đã vi phạm pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội. Ông cần yêu cầu với Bà Ngân thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho mình. Trong trường hợp Cơ sở may Jimmi Ngân từ chối, ông có quyền làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện Hòa Thành để can thiệp.

Về thời giờ làm việc theo ông trình bày, thì cơ sở có chia ca làm việc từ 07 giờ - 11 giờ 30 và từ 13 giờ đến 19 giờ và 19 giờ đến 24 giờ, có nghĩa là mỗi ca làm việc của cơ sở này kéo dài trong thời gian 12 giờ. Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2012, cách chia ca làm việc của Công ty bạn đã phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, cần lưu ý vẫn phải đảm bảo tổng số giờ làm thêm trong một năm trong điều kiện lao động bình thường không vượt quá 30 giờ trong một tháng, 200 giờ trong một năm, trừ những trường hợp đặc biệt có thể lên đến 300 giờ trong một năm. Bên cạnh đó, cơ sở may phải đảm bảo việc trả lương làm thêm giờ và bố trí thời giờ nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động và tránh xảy ra tranh chấp với người lao động. Do ông không nêu rõ khoản tiền lương, tiền công ông đã nhận dưới hình thức nào nên chưa có trả lời cho ông được cụ thể.

III. Về chính sách bảo hiểm

Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định như sau:

“Điều 2.

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm.

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên”.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Hợp đồng lao động, BHXH
 Nội dung câu hỏi:

Tôi là người lao động đang làm việc tại Cơ sở May Jimmi Ngân (Khu phố 3 - Thị trấn Hòa Thành). sau hơn một tháng làm việc, tôi có một số điều thắc mắc, kính mong cơ quan chức năng giải đáp :

1. Số lao động làm việc tại chổ và thường xuyên trên 30 người, tuy nhiên bà Ngân (Chủ Cơ sở May Jimmi Ngân) không ký kết Hợp đồng lao động với bất cứ lao động nào. Chính vì vậy, chúng tôi cũng không được tham gia chính sách bảo hiểm.

2. Thời gian làm việc :

- Sáng từ 07h - 11h30

- Chiều từ 13 h đến 19h (thường xuyên đến 23h,24h)

- Làm việc từ thứ 2 đến Chủ nhật (không có ngày nghỉ)

Vậy, bà Ngân có vi phạm Bộ Luật Lao động hay không ?

Kính mong cơ quan chức năng giải đáp, nếu bà Ngân vi phạm thì đề nghị cơ quan chức năng thanh tra, xử lý theo luật định để người lao động chúng tôi được nhờ.

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Tôi là người lao động đang làm việc tại Cơ sở May Jimmi Ngân (Khu phố 3 - Thị trấn Hòa Thành). sau hơn một tháng làm việc, tôi có một số điều thắc mắc, kính mong cơ quan chức năng giải đáp :

1. Số lao động làm việc tại chổ và thường xuyên trên 30 người, tuy nhiên bà Ngân (Chủ Cơ sở May Jimmi Ngân) không ký kết Hợp đồng lao động với bất cứ lao động nào. Chính vì vậy, chúng tôi cũng không được tham gia chính sách bảo hiểm.

2. Thời gian làm việc :

- Sáng từ 07h - 11h30

- Chiều từ 13 h đến 19h (thường xuyên đến 23h,24h)

- Làm việc từ thứ 2 đến Chủ nhật (không có ngày nghỉ)

Vậy, bà Ngân có vi phạm Bộ Luật Lao động hay không ?

Kính mong cơ quan chức năng giải đáp, nếu bà Ngân vi phạm thì đề nghị cơ quan chức năng thanh tra, xử lý theo luật định để người lao động chúng tôi được nhờ.

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: