Xin cho biết cụ thể về việc ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Sở Nông nghiệp và PTNT trả lời như sau:
- Căn cứ Luật Thủy lợi năm 2017;
- Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Căn cứ Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 24/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh.
Quy nội dung câu hỏi trên, Sở Nông nghiệp và PTNT trả lời về việc ủy quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cụ thể như sau:
Về việc ủy quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân, tiết kiệm chi phí và thời gian trong công tác giải quyết thủ tục hành chính của ngành gồm một số nội dung như sau:
1. Công tác cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
- Theo Quyết định số 1469/QĐ-UBND ngày 04/7/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền về việc ủy quyền cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trinh thủy lợi trên địa bàn tỉnh, theo đó, ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc cấp, gia hạn nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi cho các hệ thống thủy lợi phục vụ từ hai huyện, thị xã trở lên (thuộc tỉnh quản lý).
- Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 44 Luật Thủy lợi năm 2017; điểm b Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP và Quyết định số 1591/QĐ-UBND; theo đó “thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện”.
- Hiện nay, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tương đối lớn, hơn 1.678 tuyến kênh; mặt khác, hệ thống công trình thủy lợi cặp tuyến đường giao thông, các trục đường liên tỉnh, huyện, khu dân cư và do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, việc xây dựng các công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phục vụ giao thông nông thôn, vận chuyển nông sản ngày càng tăng, vì vậy khối lượng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của các tổ chức, cá nhân ngày càng nhiều; mặt khác, thời gian quy định thực hiện thủ tục cấp giấy phép của một số hoạt động rất ít, cụ thể: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: trồng cây lâu năm; hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới (trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ) quy định 05 ngày làm việc; do đó theo thẩm quyền cấp phép thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và phải thực hiện theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 20/10/2016. Do đó, trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh ký giấy phép phải tổ chức lấy ý kiến Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, nên kết quả thực hiện cấp phép không đảm bảo kịp hời gian thực hiện theo trình tự thủ tục hành chính theo quy định.
2. Do đó, để đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính đối với lĩnh vực thủy lợi thuộc nhiệm vụ được giao quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do đó việc tham mưu đề xuất ủy quyền cấp phép để kịp thời giải quyết tiến độ giải quyết TTHC của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là phù hợp với thực tế.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả lời ông Phạm Viết Đức./.