(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Người hỏi : Trần Dịu Hiền     Số điện thoại: 0933XXX409     Email: bds2***@gmail.com     Địa chỉ: Điện Biên Phủ - Tây Ninh
Ngày hỏi: 25/08/2017 - 18 Giờ 13 phút     Ngày chuyển: 28/08/2017 - 15 Giờ 46 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi ban quản trị,

Tôi tên là Hiền, hiện đang công tác và làm việc tại TP Tây Ninh. Hiện tại 2 vợ chồng tôi có 1 con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng chồng tôi hiện tại không cho tôi nuôi bé, mà tự ý mang cháu sang nhà nội. Mỗi lúc nhớ cháu tôi thường sang nội thăm, nhưng bên đó rất hạn chế cho gặp vì nhiều lý do. Vậy tôi phải làm sao để được quyền nuôi cháu?  Theo như tôi đọc ở trang tin tức này:

http://vanphongthamtu.info/2016/08/04/chong-giu-con-duoi-36-thang-co-khoi-kien-toa-duoc-khong.html

Nguồn : http://vanphongthamtu.info/

Thì tôi có quyền nuôi con mình. Không những vậy còn có quyền khởi kiện cả bên chồng vì không cho tôi thăm cháu? 

Tôi đọc xong nhưng vẫn mơ hồ. Vậy rất mong ban quản trị giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!

 

 


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tư pháp     
Thời gian trả lời: 05/09/2017 - 10 Giờ 30 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Trước tiên chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bạn đã quan tâm gửi câu hỏi đề nghị tư vấn pháp luật đến Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh.

Vấn đề bạn hỏi liên quan đến “Tranh chấp về quyền nuôi con”. Tuy nhiên, bạn không nói rõ là hiện tại bạn và chồng vẩn đang sống chung hay đã ly hôn, lý do gia đình chồng hạn chế cho bạn gặp con. Vì vậy chúng tôi đưa ra hai giả thuyết cho bạn và tư vấn trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành.

- Giả thuyết thứ 01 là hai vợ chồng bạn chưa li hôn, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Khoản 1 Điều 71 Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, pháp luật về hôn nhân gia đình qui định bạn và chồng bạn có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con. Chồng bạn và gia đình chồng bạn không có quyền ngăn cản bạn gặp con và chăm sóc con.

- Giả thuyết thứ 02 là hai bạn đã ly hôn, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

          Điều 82 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Trong thư bạn cũng có nêu là gia đình bên chồng hạn chế cho bạn gặp con vì nhiều lí do, vậy chúng tôi cũng xin đưa ra qui định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về “Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên” để bạn tham khảo.

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Với câu hỏi: Theo tôi được đọc ở trang tin tức, thì tôi có quyền nuôi con mình, không những vậy còn có quyền khởi kiện cả bên chồng vì không cho thăm cháu?

Trường hợp thứ nhất:

- Nếu như bạn không thuộc trường hợp qui định tại Điều 85 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã qui định, thì trường hợp chồng và gia đình chồng không cho bạn thăm gặp con, họ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Do đó, bạn có thể làm đơn tố cáo về hành vi của chồng và gia đình chồng tới ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an để được giúp đỡ.

Trường hợp thứ hai:

- Trong trường hợp bạn đã li hôn và có Quyết định của Tòa án, nếu bạn có nguyện vọng thay đổi quyền nuôi con và có căn cứ chứng minh chồng và gia đình nhà chồng bạn có hành vi ngăn cản bạn gặp con thì bạn có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau li hôn theo qui định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 qui định: “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Đồng thời bạn làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án để yêu cầu giải quyết “thay đổi người trực tiếp nuôi con sau li hôn” theo qui định tại khoản 3 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi ban quản trị,

Tôi tên là Hiền, hiện đang công tác và làm việc tại TP Tây Ninh. Hiện tại 2 vợ chồng tôi có 1 con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng chồng tôi hiện tại không cho tôi nuôi bé, mà tự ý mang cháu sang nhà nội. Mỗi lúc nhớ cháu tôi thường sang nội thăm, nhưng bên đó rất hạn chế cho gặp vì nhiều lý do. Vậy tôi phải làm sao để được quyền nuôi cháu?  Theo như tôi đọc ở trang tin tức này:

http://vanphongthamtu.info/2016/08/04/chong-giu-con-duoi-36-thang-co-khoi-kien-toa-duoc-khong.html

Nguồn : http://vanphongthamtu.info/

Thì tôi có quyền nuôi con mình. Không những vậy còn có quyền khởi kiện cả bên chồng vì không cho tôi thăm cháu? 

Tôi đọc xong nhưng vẫn mơ hồ. Vậy rất mong ban quản trị giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!

 

 

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi ban quản trị,

Tôi tên là Hiền, hiện đang công tác và làm việc tại TP Tây Ninh. Hiện tại 2 vợ chồng tôi có 1 con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng chồng tôi hiện tại không cho tôi nuôi bé, mà tự ý mang cháu sang nhà nội. Mỗi lúc nhớ cháu tôi thường sang nội thăm, nhưng bên đó rất hạn chế cho gặp vì nhiều lý do. Vậy tôi phải làm sao để được quyền nuôi cháu?  Theo như tôi đọc ở trang tin tức này:

http://vanphongthamtu.info/2016/08/04/chong-giu-con-duoi-36-thang-co-khoi-kien-toa-duoc-khong.html

Nguồn : http://vanphongthamtu.info/

Thì tôi có quyền nuôi con mình. Không những vậy còn có quyền khởi kiện cả bên chồng vì không cho tôi thăm cháu? 

Tôi đọc xong nhưng vẫn mơ hồ. Vậy rất mong ban quản trị giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!

 

 

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: