(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Về An toàn lao động cho người công nhân
Người hỏi : cá nhân     Số điện thoại:      Email:      Địa chỉ: Gò Dầu - Tây Ninh
Ngày hỏi: 15/05/2017 - 14 Giờ 20 phút     Ngày chuyển: 15/05/2017 - 14 Giờ 22 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính đề nghị UBND Tỉnh và các Sở ban Ngành liên quan xem xét và vào cuộc các vấn đề sau đây :

Tại Doanh nghiệp Tư Nhân Việt Bắc (sản xuất gổ cao su- chủ Doanh là Ông Đổ Lý Hoàng) đóng tại Ấp Giữa - Hiệp Thạnh -Gò Dầu - Tây Ninh. (Đối diện Trạm Y Tế Xã Hiệp Thạnh)

-Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều tai nạn lao động do công nhân làm việc trực tiếp với máy cưa, nhiều lưỡi rất bén, mà không được che chắn đúng cách, đồng thời không trang bị BHLĐ.

-Công nhân lao động không đủ tuổi vẫn được thuê mướn để làm việc, gây ảnh hưởng đến tình trạng các em bỏ học để đi làm kiếm tiền sớm, đồng thời bóc lộc sức lao động do các em không được trả thù lao đúng mức.

Chúng tôi rất mong được UBND tỉnh và các sở Ban ngành vào cuộc, lên tiếng giải quyết thỏa đáng, bởi vì chúng tôi đã góp ý với chủ Doanh nghiệp nhưng nhận được câu trả lời cho có. Có Thái độ cư xử không đúng mực khi có tai nạn xảy ra, vì chủ doanh nghiệp cho rằng mình có quen biết rộng, giao tiếp nhiều nên xem thường tất cả kể cả tính mạng của công nhân.Nên không có một thái độ nào tỏ ra rất bình thường.

Rất mong được xem xét và giải quyết  vào cuộc sớm của các cấp để những tình trạng người lao động bị TNLĐ không xảy ra như hiện nay.

 


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: UBND huyện Gò Dầu     (Đã được chỉnh sửa)
Thời gian trả lời: 19/05/2017 - 16 Giờ 13 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

UBND huyện Gò Dầu đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH Việt Bắc.

Qua kết quả kiểm tra, UBND huyện Gò Dầu có ý kiến như sau:

- Về nội dung thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều tai nạn lao động do công nhân làm việc trực tiếp với máy cưa, nhiều lưỡi rất bén, mà không được che chắn đúng cách, đồng thời không trang bị bảo hộ lao động

Theo nội dung phản ánh như trên là không có.

Công ty TNHH Việt Bắc mới bắt đầu hoạt động lại từ ngày 14/5/2017, công ty có trang bị đầy đủ giày, bao tay, khẩu trang cho người lao động, các loại máy cưa đã được che chắn, bảo hộ theo quy định, không có trường hợp tai nạn lao động nào xảy ra trong thời gian qua như theo phản ánh.

- Về nội dung công nhân lao động không đủ tuổi vẫn được thuê mướn để làm việc, gây ảnh hưởng đến tình trạng các em bỏ học để đi làm kiếm tiền sớm, đồng thời bóc lộc sức lao động do các em không được trả thù lao đúng mức.

Theo nội dung phản ánh này thì Công ty xác nhận có 01 trường hợp, tuy nhiên người này chỉ vào Công ty làm việc được 03 ngày và đã xin nghỉ việc kể từ 18/5/2017, vì không đủ tuổi lao động; trong thời gian người này làm việc Công ty đã trã đủ tiền công lao động theo thoả thuận, nên việc bốc lột sức lao động của trẻ em như theo phản ánh là không có.

Ngoài các nội dung làm việc nêu trên, thì cơ quan chức năng của huyện cũng đã nhắc nhở Công ty cam kết không được tuyển lao động trẻ em vào làm việc, yêu cầu công ty thường xuyên kiểm tra và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định và thực hiện ký kết hợp đồng lao động cho người lao động tại doanh nghiệp theo quy định.

Nay, UBND huyện xin trả lời để ông (bà) được biết.

Trân trọng./.


Lịch sử chỉnh sửa

Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội     
Thời gian trả lời: 22/05/2017 - 09 Giờ 38 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

* Căn cứ Điều 18. Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

2. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

3. Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.

* Căn cứ Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động như sau:

1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.

3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;

c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;

d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

* Công việc được sử dụng người chưa thành niên

Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Theo khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

Khoản 1 Điều 164 quy định người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Theo Danh mục các công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì các công việc sau đây được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc:

- Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước).

- Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.

Theo Danh mục nêu trên, các công việc sau đây được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi:

- Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc.

- Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.

- Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.

- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.

- Nuôi tằm.

- Gói kẹo dừa.

Các quy định trên chỉ giới hạn danh mục các công việc đối với người chưa thành niên từ dưới 15 tuổi. Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị giới hạn về danh mục công việc được làm việc như nêu trên nhưng chịu sự giới hạn chung theo quy định về những nơi làm việc, công việc cấm sử dụng người chưa thành niên.

Cụ thể, khoản 1 Điều 163 quy định: “Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

* Sở Lao động –Thương binh và Xã hội đã đề nghị phòng Lao động –Thương binh và xã hội huyện Gò Dầu kiểm tra và đưa thông tin này vào kế hoạch kiểm tra thực thi Bộ Luật lao động sắp tới.

Thân chào.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Về An toàn lao động cho người công nhân
 Nội dung câu hỏi:

Kính đề nghị UBND Tỉnh và các Sở ban Ngành liên quan xem xét và vào cuộc các vấn đề sau đây :

Tại Doanh nghiệp Tư Nhân Việt Bắc (sản xuất gổ cao su- chủ Doanh là Ông Đổ Lý Hoàng) đóng tại Ấp Giữa - Hiệp Thạnh -Gò Dầu - Tây Ninh. (Đối diện Trạm Y Tế Xã Hiệp Thạnh)

-Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều tai nạn lao động do công nhân làm việc trực tiếp với máy cưa, nhiều lưỡi rất bén, mà không được che chắn đúng cách, đồng thời không trang bị BHLĐ.

-Công nhân lao động không đủ tuổi vẫn được thuê mướn để làm việc, gây ảnh hưởng đến tình trạng các em bỏ học để đi làm kiếm tiền sớm, đồng thời bóc lộc sức lao động do các em không được trả thù lao đúng mức.

Chúng tôi rất mong được UBND tỉnh và các sở Ban ngành vào cuộc, lên tiếng giải quyết thỏa đáng, bởi vì chúng tôi đã góp ý với chủ Doanh nghiệp nhưng nhận được câu trả lời cho có. Có Thái độ cư xử không đúng mực khi có tai nạn xảy ra, vì chủ doanh nghiệp cho rằng mình có quen biết rộng, giao tiếp nhiều nên xem thường tất cả kể cả tính mạng của công nhân.Nên không có một thái độ nào tỏ ra rất bình thường.

Rất mong được xem xét và giải quyết  vào cuộc sớm của các cấp để những tình trạng người lao động bị TNLĐ không xảy ra như hiện nay.

 

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính đề nghị UBND Tỉnh và các Sở ban Ngành liên quan xem xét và vào cuộc các vấn đề sau đây :

Tại Doanh nghiệp Tư Nhân Việt Bắc (sản xuất gổ cao su- chủ Doanh là Ông Đổ Lý Hoàng) đóng tại Ấp Giữa - Hiệp Thạnh -Gò Dầu - Tây Ninh. (Đối diện Trạm Y Tế Xã Hiệp Thạnh)

-Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều tai nạn lao động do công nhân làm việc trực tiếp với máy cưa, nhiều lưỡi rất bén, mà không được che chắn đúng cách, đồng thời không trang bị BHLĐ.

-Công nhân lao động không đủ tuổi vẫn được thuê mướn để làm việc, gây ảnh hưởng đến tình trạng các em bỏ học để đi làm kiếm tiền sớm, đồng thời bóc lộc sức lao động do các em không được trả thù lao đúng mức.

Chúng tôi rất mong được UBND tỉnh và các sở Ban ngành vào cuộc, lên tiếng giải quyết thỏa đáng, bởi vì chúng tôi đã góp ý với chủ Doanh nghiệp nhưng nhận được câu trả lời cho có. Có Thái độ cư xử không đúng mực khi có tai nạn xảy ra, vì chủ doanh nghiệp cho rằng mình có quen biết rộng, giao tiếp nhiều nên xem thường tất cả kể cả tính mạng của công nhân.Nên không có một thái độ nào tỏ ra rất bình thường.

Rất mong được xem xét và giải quyết  vào cuộc sớm của các cấp để những tình trạng người lao động bị TNLĐ không xảy ra như hiện nay.

 

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: