(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Quyển và Nghĩa vụ nuôi dưỡng
Người hỏi : phamvanhung79577270@gmail.com     Số điện thoại: 0979XXX270     Email: pham***************@gmail.com     Địa chỉ: 383 tổ 17 ấp Long Châu xã Long Vĩnh Châu Thành Tây Ninh
Ngày hỏi: 28/01/2025 - 16 Giờ 03 phút     Ngày chuyển: 04/02/2025 - 14 Giờ 26 phút

Nội dung câu hỏi:
Tôi tên: Phạm Văn Hưng, CCCD:072088005501. Thường trú: 383 tổ 17 ấp Long Châu xã Long Vĩnh huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh.
Tôi có một vấn đề vướng mắc cần được các cơ quan có thẩm quyền và chức năng giải đáp dùm ạ:
Tôi có người dì ruột tên:Ngô Ngọc Ánh sinh năm 1958(67 tuổi). Thường trú 328 ấp Long Châu xã Long Vĩnh Châu Thành Tây Ninh. Dì tôi không chồng và không con cái hiện đang sống một mình. Dì có tật ở chân và đi lại cũng rất khó khăn. Nhà dì thuộc hộ nghèo TW. Dì tôi có 3 người anh chị em ruột và có rất nhiều cháu(con của các anh chị em ruột trong đó có tôi).
Cho tôi xin hỏi:
1) Cuộc sống của dì như vậy thì có được nhà nước hỗ trợ gì không?
2) Trong số những người anh chị em ruột và các cháu. Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì người nào trong số những người kể trên có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng dì. Nếu người có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng thì có bị pháp luật xử lý không?
Chân thành cảm ơn./.

Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội     
Thời gian trả lời: 06/02/2025 - 08 Giờ 54 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời như sau:

Ngày 22/08/2024, ông Phạm Văn Hưng đã gửi câu hỏi tương tự và được Sở giải đáp. Nội dung trả lời đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh tại địa chỉ: https://hoidap.tayninh.gov.vn/ChiTietHoiDapTT.aspx?id=25985.

Nay, ông tiếp tục đặt câu hỏi liên quan đến hoàn cảnh cụ thể của dì ruột. Về vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời lại như sau:

1. Về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với dì của ông Phạm Văn Hưng

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, quy định: “người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng”, thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi bao gồm vợ, chồng, con, cháu và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Trong trường hợp này, dì của ông có anh, chị, em ruột và nhiều cháu, do đó, theo quy định hiện hành, bà không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội theo diện người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng.

Tuy nhiên, nếu dì của ông có tình trạng sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong vận động, thì có thể được xem xét hưởng chính sách trợ giúp xã hội dành cho người khuyết tật, nếu đáp ứng đủ điều kiện. Ông có thể hướng dẫn dì nộp đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật tại UBND xã Long Vĩnh để được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Về nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật

Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.

Đồng thời, tại Điều 107, Điều 112, Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

“Điều 112. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

“Điều 114. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

2. Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.

3. Về câu hỏi liên quan đến việc giải quyết tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc lĩnh vực Luật Hôn nhân và Gia đình và thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án nhân dân.

Do đó, nếu ông có nhu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, ông có thể liên hệ cơ quan tư pháp hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được hướng dẫn và giải quyết theo quy định pháp luật.

Trân trọng./.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Quyển và Nghĩa vụ nuôi dưỡng
 Nội dung câu hỏi:
Tôi tên: Phạm Văn Hưng, CCCD:072088005501. Thường trú: 383 tổ 17 ấp Long Châu xã Long Vĩnh huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh.
Tôi có một vấn đề vướng mắc cần được các cơ quan có thẩm quyền và chức năng giải đáp dùm ạ:
Tôi có người dì ruột tên:Ngô Ngọc Ánh sinh năm 1958(67 tuổi). Thường trú 328 ấp Long Châu xã Long Vĩnh Châu Thành Tây Ninh. Dì tôi không chồng và không con cái hiện đang sống một mình. Dì có tật ở chân và đi lại cũng rất khó khăn. Nhà dì thuộc hộ nghèo TW. Dì tôi có 3 người anh chị em ruột và có rất nhiều cháu(con của các anh chị em ruột trong đó có tôi).
Cho tôi xin hỏi:
1) Cuộc sống của dì như vậy thì có được nhà nước hỗ trợ gì không?
2) Trong số những người anh chị em ruột và các cháu. Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì người nào trong số những người kể trên có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng dì. Nếu người có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng thì có bị pháp luật xử lý không?
Chân thành cảm ơn./.
 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:
Tôi tên: Phạm Văn Hưng, CCCD:072088005501. Thường trú: 383 tổ 17 ấp Long Châu xã Long Vĩnh huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh.
Tôi có một vấn đề vướng mắc cần được các cơ quan có thẩm quyền và chức năng giải đáp dùm ạ:
Tôi có người dì ruột tên:Ngô Ngọc Ánh sinh năm 1958(67 tuổi). Thường trú 328 ấp Long Châu xã Long Vĩnh Châu Thành Tây Ninh. Dì tôi không chồng và không con cái hiện đang sống một mình. Dì có tật ở chân và đi lại cũng rất khó khăn. Nhà dì thuộc hộ nghèo TW. Dì tôi có 3 người anh chị em ruột và có rất nhiều cháu(con của các anh chị em ruột trong đó có tôi).
Cho tôi xin hỏi:
1) Cuộc sống của dì như vậy thì có được nhà nước hỗ trợ gì không?
2) Trong số những người anh chị em ruột và các cháu. Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì người nào trong số những người kể trên có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng dì. Nếu người có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng thì có bị pháp luật xử lý không?
Chân thành cảm ơn./.
Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: