(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: NỘI DUNG TỜ TRÌNH QUAN HỆ NHÂN THÂN
Người hỏi : CÁ NHÂN     Số điện thoại: 0977XXX450     Email:      Địa chỉ: GÒ DẦU
Ngày hỏi: 03/10/2024 - 22 Giờ 26 phút     Ngày chuyển: 07/10/2024 - 08 Giờ 44 phút

Nội dung câu hỏi:
Tôi kính chào Ban lãnh đạo sở tư pháp tỉnh Tây Ninh ạ. Tôi tên Hoàng, sinh năm 1976 nhà ở Gò Dầu. Tôi xin tường trình sự việc như sau ạ: Rằng ba và mẹ em đã không còn chung sống với nhau từ năm 1974 đến năm 1976 và có chung 2 người con là anh hai của tôi và tôi. Đến khi tôi vừa đủ 3 tháng tuổi thì cha tôi và mẹ tôi không còn sống chung với nhau nữa và cha tôi một mình dọn về Bến Cầu sinh sống đến năm 2008 thì cha tôi mất. Trong khoản thời gian từ lúc ba mẹ tôi không còn sống chung với nhau thì mẹ tôi có mua một mãnh đất được UBND huyện Gò Dầu cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 2007 và duy nhất chỉ có 1 mình mẹ tôi đứng tên. Đến năm 2024 thì mẹ tôi mất và cũng không có để lại di chúc. Cho tôi hỏi rằng:

1. Khi làm hồ sơ thừa kế thì nội dung trong tờ Tường trình quan hệ nhân thân có cần kê khai ông bà nội của tôi không ạ? 
2. Ông nội tôi chết năm 1971, bà nội tôi chết năm 1986 mà không có làm giấy báo tử. Bây giờ làm thừa kế tôi làm giấy chứng tử cho ông bà được không ạ? Hay chỉ làm giấy xác nhận tử thôi ạ?

Tôi xin cảm ơn!

Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tư pháp     
Thời gian trả lời: 14/10/2024 - 20 Giờ 51 phút
Đánh giá câu trả lời:     1 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Trả lời:

Chào bạn!

Đối với trường hợp của bạn Sở Tư pháp trả lời như sau:

* Đối với bản tường trình quan hệ nhân thân

Do bạn không trình bày cụ thể cha, mẹ bạn có đăng ký kết hôn hay không, nên có thể có 02 trường hợp

- Nếu cha, mẹ bạn có đăng ký kết hôn và chưa thực hiện thủ tục ly hôn thì bản tường trình quan hệ nhân thân phải kê khai tên của ba, ông nội và bà nội của bạn

- Nếu cha, mẹ bạn chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì theo các quy định:

Tại khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày  03/01/2001 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn”.

Tại điểm d khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: “Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, “Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng”.

Căn cứ các quy định trên, hiện nay pháp luật công nhận hôn nhân thực tế và quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng; đồng thời để được công nhận là hôn nhân thực tế phải có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau hoặc việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Trường hợp cụ thể của bạn nêu về ba, mẹ bạn chung sống với nhau từ năm 1974 đến năm 1976, sinh ra 02 người con là anh hai của bạn và bạn, nhưng bạn không nêu độ tuổi của cha, mẹ bạn và không nêu thêm các thông tin khác nên Sở Tư pháp chưa đủ cơ sở xác định trường hợp của ba, mẹ có thuộc trường hợp hôn nhân thực tế. Vì vậy, không thể trả lời bạn, Tờ tường trình quan hệ nhân thân có cần kê khai ông bà, nội của bạn hay không? Bạn có thể mang toàn bộ hồ sơ liên quan liên hệ trực tiếp UBND cấp xã hoặc các tổ chức hành nghề công chứng dể được hướng dẫn cụ thể.

- Đối với việc đăng ký khai tử cho ông nội của bạn chết năm 1971, bà nội của bạn chết năm 1986 mà không có làm giấy báo tử.

Căn cứ Điều 13 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định:

1. Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.”

Và tại Công văn số 1195/HTQTCT-CT ngày 02/1/2020 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký khai tử  đã hướng giấy các loại giấy tờ thay thề Giấy báo tử trong thủ tục đăng ký khai tử như sau:

“Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết (ví dụ: hồ sơ, lý lịch cá nhân đi học, đi làm do cơ quan, đơn vị nơi học tập, công tác quản lý, xác nhận, Biên bản xác minh tai nạn, Giấy chứng nhận mai táng, Hợp đồng hỏa táng, văn bản xác nhận của chính quyền, công an địa phương ....), các giấy tờ, tài liệu này cần được cơ quan đăng ký hộ tịch phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh chặt chẽ, bảo đảm thông tin đúng sự thật.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử chỉ cung cấp được các giấy tờ như: gia phả dòng họ, giấy tờ tùy thân của người chết (nếu có); ảnh bia, mộ người chết; văn bản xác nhận của người làm chứng về các thông tin liên quan đến người chết, sự kiện chết; nếu các thông tin này được cơ quan đăng ký hộ tịch kiểm tra, xác minh, khẳng định được tính xác thực, có lập Biên bản xác minh thì có thể vận dụng coi là căn cứ để thực hiện việc đăng ký khai tử”.

Trên đây là một số loại giấy tờ thay thề Giấy báo tử trong thủ tục đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, Sở Tư pháp liệt kể để bạn đối chiếu hồ sơ của bạn, đề nghị bạn mang toàn bộ hồ sơ đến UBND xã để được hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký khai tử.

Thân ái chào./.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: NỘI DUNG TỜ TRÌNH QUAN HỆ NHÂN THÂN
 Nội dung câu hỏi:
Tôi kính chào Ban lãnh đạo sở tư pháp tỉnh Tây Ninh ạ. Tôi tên Hoàng, sinh năm 1976 nhà ở Gò Dầu. Tôi xin tường trình sự việc như sau ạ: Rằng ba và mẹ em đã không còn chung sống với nhau từ năm 1974 đến năm 1976 và có chung 2 người con là anh hai của tôi và tôi. Đến khi tôi vừa đủ 3 tháng tuổi thì cha tôi và mẹ tôi không còn sống chung với nhau nữa và cha tôi một mình dọn về Bến Cầu sinh sống đến năm 2008 thì cha tôi mất. Trong khoản thời gian từ lúc ba mẹ tôi không còn sống chung với nhau thì mẹ tôi có mua một mãnh đất được UBND huyện Gò Dầu cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 2007 và duy nhất chỉ có 1 mình mẹ tôi đứng tên. Đến năm 2024 thì mẹ tôi mất và cũng không có để lại di chúc. Cho tôi hỏi rằng:

1. Khi làm hồ sơ thừa kế thì nội dung trong tờ Tường trình quan hệ nhân thân có cần kê khai ông bà nội của tôi không ạ? 
2. Ông nội tôi chết năm 1971, bà nội tôi chết năm 1986 mà không có làm giấy báo tử. Bây giờ làm thừa kế tôi làm giấy chứng tử cho ông bà được không ạ? Hay chỉ làm giấy xác nhận tử thôi ạ?

Tôi xin cảm ơn!
 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:
Tôi kính chào Ban lãnh đạo sở tư pháp tỉnh Tây Ninh ạ. Tôi tên Hoàng, sinh năm 1976 nhà ở Gò Dầu. Tôi xin tường trình sự việc như sau ạ: Rằng ba và mẹ em đã không còn chung sống với nhau từ năm 1974 đến năm 1976 và có chung 2 người con là anh hai của tôi và tôi. Đến khi tôi vừa đủ 3 tháng tuổi thì cha tôi và mẹ tôi không còn sống chung với nhau nữa và cha tôi một mình dọn về Bến Cầu sinh sống đến năm 2008 thì cha tôi mất. Trong khoản thời gian từ lúc ba mẹ tôi không còn sống chung với nhau thì mẹ tôi có mua một mãnh đất được UBND huyện Gò Dầu cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 2007 và duy nhất chỉ có 1 mình mẹ tôi đứng tên. Đến năm 2024 thì mẹ tôi mất và cũng không có để lại di chúc. Cho tôi hỏi rằng:

1. Khi làm hồ sơ thừa kế thì nội dung trong tờ Tường trình quan hệ nhân thân có cần kê khai ông bà nội của tôi không ạ? 
2. Ông nội tôi chết năm 1971, bà nội tôi chết năm 1986 mà không có làm giấy báo tử. Bây giờ làm thừa kế tôi làm giấy chứng tử cho ông bà được không ạ? Hay chỉ làm giấy xác nhận tử thôi ạ?

Tôi xin cảm ơn!
Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: