(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Tạm ứng kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường
Người hỏi : Tạm ứng vốn thực hiện công tác BTHT TĐC     Số điện thoại: 0908XXX879     Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 21/09/2023 - 16 Giờ 21 phút     Ngày chuyển: 22/09/2023 - 07 Giờ 56 phút

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh

Hiện nay, khi nhận thầu cung ứng dịch vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chủ đầu tư chỉ tạm ứng tối đa 30% kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giá trị hợp đồng, việc này Chủ đầu tư áp dụng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP (trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư).

Xét thấy, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ chính trị, không thuộc danh mục dịch vụ công UBND tỉnh phê duyệt nên việc Chủ đầu tư xem đây là công việc được thực hiện thông qua Hợp đồng là không phù hợp; mà chỉ là nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Bên cạnh đó, việc tạm ứng kinh phí ở mức tối đa là 30% cho đến khi có quyết định phê duyệt quyết toán kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ/hợp đồng trên là chưa phù hợp. Bởi các lý do sau:

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thuộc Danh mục dịch vụ công được phê duyệt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Quy định tại điểm b khoản 4 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP: "Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng; trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả". Như vậy mức tạm ứng vốn chỉ khống chế ở dự toán đã được phê duyệt trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Kinh phí chi đảm bảo thực hiện luôn luôn lớn hơn nhiều so với tạm ứng, nếu Chủ đầu tư dừng tạm ứng ở mức trên thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ không còn kinh phí tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, nên sẽ rất khó khăn trong quá trình thực hiện.

Từ các cơ sở trên, kiến nghị Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh có hướng dẫn cụ thể về mức tạm ứng kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án để các địa phương thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trân trọng kính chào!


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Tài chính     
Thời gian trả lời: 26/09/2023 - 09 Giờ 21 phút
Đánh giá câu trả lời:     4 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Qua nghiên cứu, Sở Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Căn cứ quy định về mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại gạch đầu dòng thức hai Điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ, cụ thể: “Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng; trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả”. Đề nghị nhà thầu phối hợp với Chủ đầu tư tính toán mức tạm ứng hợp lý đối với công việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tuân thủ theo quy định.

Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị đơn vị phối hợp với Chủ đầu tư và Kho bạc nhà nước để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Tạm ứng kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường
 Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh

Hiện nay, khi nhận thầu cung ứng dịch vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chủ đầu tư chỉ tạm ứng tối đa 30% kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giá trị hợp đồng, việc này Chủ đầu tư áp dụng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP (trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư).

Xét thấy, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ chính trị, không thuộc danh mục dịch vụ công UBND tỉnh phê duyệt nên việc Chủ đầu tư xem đây là công việc được thực hiện thông qua Hợp đồng là không phù hợp; mà chỉ là nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Bên cạnh đó, việc tạm ứng kinh phí ở mức tối đa là 30% cho đến khi có quyết định phê duyệt quyết toán kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ/hợp đồng trên là chưa phù hợp. Bởi các lý do sau:

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thuộc Danh mục dịch vụ công được phê duyệt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Quy định tại điểm b khoản 4 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP: "Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng; trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả". Như vậy mức tạm ứng vốn chỉ khống chế ở dự toán đã được phê duyệt trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Kinh phí chi đảm bảo thực hiện luôn luôn lớn hơn nhiều so với tạm ứng, nếu Chủ đầu tư dừng tạm ứng ở mức trên thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ không còn kinh phí tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, nên sẽ rất khó khăn trong quá trình thực hiện.

Từ các cơ sở trên, kiến nghị Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh có hướng dẫn cụ thể về mức tạm ứng kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án để các địa phương thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trân trọng kính chào!

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh

Hiện nay, khi nhận thầu cung ứng dịch vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chủ đầu tư chỉ tạm ứng tối đa 30% kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giá trị hợp đồng, việc này Chủ đầu tư áp dụng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP (trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư).

Xét thấy, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ chính trị, không thuộc danh mục dịch vụ công UBND tỉnh phê duyệt nên việc Chủ đầu tư xem đây là công việc được thực hiện thông qua Hợp đồng là không phù hợp; mà chỉ là nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Bên cạnh đó, việc tạm ứng kinh phí ở mức tối đa là 30% cho đến khi có quyết định phê duyệt quyết toán kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ/hợp đồng trên là chưa phù hợp. Bởi các lý do sau:

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thuộc Danh mục dịch vụ công được phê duyệt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Quy định tại điểm b khoản 4 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP: "Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng; trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả". Như vậy mức tạm ứng vốn chỉ khống chế ở dự toán đã được phê duyệt trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Kinh phí chi đảm bảo thực hiện luôn luôn lớn hơn nhiều so với tạm ứng, nếu Chủ đầu tư dừng tạm ứng ở mức trên thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ không còn kinh phí tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, nên sẽ rất khó khăn trong quá trình thực hiện.

Từ các cơ sở trên, kiến nghị Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh có hướng dẫn cụ thể về mức tạm ứng kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án để các địa phương thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trân trọng kính chào!

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: