(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Phân loại lao động
Người hỏi : Cá nhân     Số điện thoại: 0369XXX790     Email:      Địa chỉ:
Ngày hỏi: 23/05/2022 - 08 Giờ 02 phút     Ngày chuyển: 23/05/2022 - 08 Giờ 14 phút

Nội dung câu hỏi:

Hiện nay nhà nước có 2 thông tư liên quan đến việc phân loại lao động. Đó là Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo danh mục đã được ban hành và Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Kính mong Sở Lao Động có thể cho em biết, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thông tư nào ạ?

Xin cám ơn!


Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội     
Thời gian trả lời: 31/05/2022 - 09 Giờ 55 phút
Đánh giá câu trả lời:     0 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

          Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Thông tư ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Căn cứ vào đó để xác định các nghề, công việc mà người lao động đang làm việc theo tính chất: công việc bình thường, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, quy định trách nhiệm người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm; Đối với nghề, công việc tại nơi làm việc thuộc Danh mục nghề đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ, giảm thiểu tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tổ chức đánh giá, phân loại lao động và đề xuất về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động; Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động theo quy định mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trân trọng./.

 

 


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Phân loại lao động
 Nội dung câu hỏi:

Hiện nay nhà nước có 2 thông tư liên quan đến việc phân loại lao động. Đó là Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo danh mục đã được ban hành và Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Kính mong Sở Lao Động có thể cho em biết, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thông tư nào ạ?

Xin cám ơn!

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Hiện nay nhà nước có 2 thông tư liên quan đến việc phân loại lao động. Đó là Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo danh mục đã được ban hành và Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Kính mong Sở Lao Động có thể cho em biết, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thông tư nào ạ?

Xin cám ơn!

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: