Cách tính mức hưởng BHXH một lần như sau:
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và một số trường hợp khác (chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Theo nội dung câu hỏi tính lương bình quân của hai công nhân, giả định là Ông A và Ông B. Nếu năm 2021, làm thủ tục hưởng BHXH một lần thì sẽ được nhận:
*Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của Ông A như sau:
- Từ tháng 01/2019 - 5/2019, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ (05 tháng);
- Từ tháng 6/2019 - 12/2019, mức lương đóng BHXH là: 5.000.000đ (07 tháng);
- Từ tháng 01/2020 - 12/2020, mức lương đóng BHXH là: 5.200.000đ (12 tháng);
- Tổng thời gian của Ông là 02 (24 tháng).
Cách tính: Theo quy định tại Thông tư số 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 2019, 2020 tương ứng là 1,03; 1,00.
* Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng BHXH một lần của Ông A được tính như sau:
- Từ tháng 01/2019 - 5/2019, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ (05 tháng)
3.500.000 x 5 x 1,03 = 18.025.000 đồng.
- Từ tháng 6/2019 - 12/2019, mức lương đóng BHXH là: 5.000.000đ (07 tháng)
5.000.000 x 7 x 1,03 = 36.050.000 đồng.
- Từ tháng 01/2020 - 12/2020, mức lương đóng BHXH là: 5.200.000đ (12 tháng)
5.200.000 x 12 x 1 = 62.400.000 đồng
- Tổng thời gian là: 5 + 7 + 12 = 24 tháng.
- Tổng mức lương đóng BHXH của Ông A là:
18.025.000 + 36.050.000 + 62.400.000 = 116.475.000 đồng
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là:
116.475.000 /24 = 4.853.125 đồng
Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm.
4.853.125 x 2 x 2 = 19.412.500 đồng
Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần của Ông A được hưởng là: 19.412.500 đồng;
* Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của Ông B như sau:
- Tổng thời gian của Ông B là 01 năm – 07 tháng (19 tháng).
* Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng BHXH một lần của Ông B được tính như sau:
- Tổng thời gian là: 7 + 12 = 19 tháng (Làm tròn 02 năm).
- Tổng mức lương đóng BHXH của Ông B là:
36.050.000 + 62.400.000 = 98.450.000 đồng
98.450.000/19 = 5.181.578 đồng
- Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm.
5.181.578 x 2 x 2 = 20.726.315 đồng
- Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần của Ông B được hưởng là: 20.726.315 đồng.
* Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.
- MBQTL là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
- MBQTL = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng/thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng BHXH.
* Những lưu ý về việc nhận BHXH một lần:
Nhiều người lao động không muốn mất chi phí hàng tháng để đóng BHXH hoặc cần một khoản tiền để trang trải các chi phí sẽ lựa chọn cách hưởng BHXH một lần, tuy nhiên cần lưu ý về những thiệt hại như sau:
- Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với tổng số tiền đóng BHXH.
- Không được tiếp tục cộng dồn thời gian tham gia BHXH.
- Có thể mất cơ hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
- Không có lương hưu hàng tháng khi về già.
- Mất đi khoản trợ cấp mai táng và tử tuất khi không may qua đời.
Nếu người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH thì có thể tiếp tục đóng để đủ số năm và nhận các quyền lợi từ BHXH.
Trân trọng !