(GMT+7)

Chi tiết câu hỏi

Câu hỏi: Tự ý, cày xới lối đi chung đã hiện hữu.k
Người hỏi : Trần Phương Nam     Số điện thoại: 0908XXX759     Email: thuo*****************@gmail.com     Địa chỉ: 68/12B khu phố 3, phường 4, Tp.Tây Ninh, Tây Ninh
Ngày hỏi: 01/05/2015 - 19 Giờ 58 phút     Ngày chuyển: 04/05/2015 - 11 Giờ 37 phút

Nội dung câu hỏi:

Từ nhỏ tôi đã sống ở ngôi làng này, có ngôi nhà nhỏ, một lối đi nhỏ mang đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ của  tôi và bao trai, gái cùng thời với tôi. Những năm 1998, tìm công việc mưu sinh ở tỉnh nhà không có khả năng. Tôi đã rời ngôi nhà nhỏ, bỏ bao kỷ niệm, khăn gối lên Sài Gòn kiếm sống, cố gắng làm lụm để dành tiền về xây dựng lại ngôi nhà mới. Niềm vui khi nghe khu phố 3, phường 4, nâng cấp đường bê tông hóa các hẻm lên 4 mét chưa trọn. Thì ông hàng xóm giáp ranh(gọi là Kiện), ham he lấy đất lối đi chung có từ xa xưa làm đất sở hữu của mình. Vì ông này cho là đất ông bà xưa để lại. Trước đó, ông Kiện đã mốc phá đường làm hư hại, khó đi, nhằm ngắt lưu thông giữa hai xóm(nghe đâu ông Kiện có thăm tình với ông trưởng công an khu phố 3) để người dân chán nản không đi lối này nữa. Mới đây, ông dùng máy cày cày xới lối đi này, mục đích hình thức hóa để chiếm dụng làm đất cá nhân mình.

Câu hỏi:

     1. Ong Kiện có hành vi cảng trở lưu thông xóm giềng giữa hai thôn nhiều năm, có vi phạm cản trở quyền đi lại đã hiện hữu 100 năm của người dân?.

     2. Hành vi 1(trên), không được giải quyết đến nơi, vì khu phố 3, đang và đã mở nhiều đường mới nên không ai kiện đến cùng, dù có xảy ra tranh chấp. Lần này, ông ta được nước lấn tới, cày luôn lối đi trước nhà tôi, mà tôi không được biết gì. Tôi phải làm gì để đòi quyền lợi của mình. Tôi có quyền đòi trả lại lối đi chung hiện hữu không?.

    3. Gỉa sử đất lối đi chung là của ông bà để lại thì ông Kiện có quyền muốn làm gì thì làm không?. Nhờ quý cơ quan chỉ dẫn thêm. Xin cảm ơn thật nhiều.

(thư gửi lại thay cho thư đã gửi 29/04/2015, vào lúc 11gio 19phut).


Đính kèmFile đính kèm
Trả lời câu hỏi
Đơn vị trả lời: UBND Thành Phố Tây Ninh     
Thời gian trả lời: 11/06/2015 - 08 Giờ 27 phút
Đánh giá câu trả lời:     3 lượt đánh giá

Nội dung câu trả lời:

Qua nội dung thắc mắc của ông Trần Phương Nam về vấn đề lối đi, UBND Thành phố trao đổi với ông Nam như sau:
1. Việc sử dụng lối đi vào đất của cá nhân, hộ gia đình hiện nay có các dạng như sau:
- Lối đi nhờ qua thửa đất của người khác đã được cấp Giấy CNQSD đất hoặc có giấy tờ nguồn gốc đất hợp pháp.
- Lối đi thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người: lối đi hình thành do nhiều người (từ 02 người trở lên) có giấy tờ nguồn gốc xác lập tính pháp lý là lối đi thuộc quyền sử dụng chung của họ.
- Lối đi công cộng: lối đi đã hình thành, được cơ quan nhà nước xác định và thể hiện trong hồ sơ địa chính là lối đi công cộng.
2. Quy định pháp luật về giải quyết lối đi:
Nếu trường hợp lối đi nhờ qua thửa đất của người khác hoặc trường hợp đi nhờ lối đi thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người; nay chủ sử dụng đất hợp pháp không cho đi nhờ nữa, người đi nhờ không có lối đi nào khác, phải tự thương lượng giải quyết. Nếu thương lượng không được thì có thể khởi kiện dân sự tại Tòa án nhân dân Thành phố để yêu cầu được tạo lối đi hợp lý theo Điều 275 của Bộ Luật Dân sự năm 2005, quy định Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Nếu trường hợp sử dụng lối đi công cộng mà phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm lối đi công cộng, làm ảnh hưởng đến việc đi lại thì công dân có quyền gửi văn bản tố cáo, phản ánh, kiến nghị cụ thể đến UBND phường, xã nơi có đất để xem xét xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, buộc dừng hành vi vi phạm và buộc trả lại diện tích lấn chiếm theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 206 quy định Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và Điều 208 quy định Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
3. Riêng trường hợp ông Trần Phương Nam, để giải quyết vấn đề lối đi, UBND Thành phố đề nghị ông Nam nghiên cứu quy định chi tiết tại Điều 275 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 206, 208 của Luật Đất đai năm 2013 để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Trân trọng.


Lịch sử chỉnh sửa

Chuyển câu hỏi:

 Đơn vị tiếp nhận:



 Ghi chú:

Thông tin câu hỏi:

 Tiêu đề câu hỏi: Tự ý, cày xới lối đi chung đã hiện hữu.k
 Nội dung câu hỏi:

Từ nhỏ tôi đã sống ở ngôi làng này, có ngôi nhà nhỏ, một lối đi nhỏ mang đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ của  tôi và bao trai, gái cùng thời với tôi. Những năm 1998, tìm công việc mưu sinh ở tỉnh nhà không có khả năng. Tôi đã rời ngôi nhà nhỏ, bỏ bao kỷ niệm, khăn gối lên Sài Gòn kiếm sống, cố gắng làm lụm để dành tiền về xây dựng lại ngôi nhà mới. Niềm vui khi nghe khu phố 3, phường 4, nâng cấp đường bê tông hóa các hẻm lên 4 mét chưa trọn. Thì ông hàng xóm giáp ranh(gọi là Kiện), ham he lấy đất lối đi chung có từ xa xưa làm đất sở hữu của mình. Vì ông này cho là đất ông bà xưa để lại. Trước đó, ông Kiện đã mốc phá đường làm hư hại, khó đi, nhằm ngắt lưu thông giữa hai xóm(nghe đâu ông Kiện có thăm tình với ông trưởng công an khu phố 3) để người dân chán nản không đi lối này nữa. Mới đây, ông dùng máy cày cày xới lối đi này, mục đích hình thức hóa để chiếm dụng làm đất cá nhân mình.

Câu hỏi:

     1. Ong Kiện có hành vi cảng trở lưu thông xóm giềng giữa hai thôn nhiều năm, có vi phạm cản trở quyền đi lại đã hiện hữu 100 năm của người dân?.

     2. Hành vi 1(trên), không được giải quyết đến nơi, vì khu phố 3, đang và đã mở nhiều đường mới nên không ai kiện đến cùng, dù có xảy ra tranh chấp. Lần này, ông ta được nước lấn tới, cày luôn lối đi trước nhà tôi, mà tôi không được biết gì. Tôi phải làm gì để đòi quyền lợi của mình. Tôi có quyền đòi trả lại lối đi chung hiện hữu không?.

    3. Gỉa sử đất lối đi chung là của ông bà để lại thì ông Kiện có quyền muốn làm gì thì làm không?. Nhờ quý cơ quan chỉ dẫn thêm. Xin cảm ơn thật nhiều.

(thư gửi lại thay cho thư đã gửi 29/04/2015, vào lúc 11gio 19phut).

 Lý do từ chối:

Trả lời câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Từ nhỏ tôi đã sống ở ngôi làng này, có ngôi nhà nhỏ, một lối đi nhỏ mang đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ của  tôi và bao trai, gái cùng thời với tôi. Những năm 1998, tìm công việc mưu sinh ở tỉnh nhà không có khả năng. Tôi đã rời ngôi nhà nhỏ, bỏ bao kỷ niệm, khăn gối lên Sài Gòn kiếm sống, cố gắng làm lụm để dành tiền về xây dựng lại ngôi nhà mới. Niềm vui khi nghe khu phố 3, phường 4, nâng cấp đường bê tông hóa các hẻm lên 4 mét chưa trọn. Thì ông hàng xóm giáp ranh(gọi là Kiện), ham he lấy đất lối đi chung có từ xa xưa làm đất sở hữu của mình. Vì ông này cho là đất ông bà xưa để lại. Trước đó, ông Kiện đã mốc phá đường làm hư hại, khó đi, nhằm ngắt lưu thông giữa hai xóm(nghe đâu ông Kiện có thăm tình với ông trưởng công an khu phố 3) để người dân chán nản không đi lối này nữa. Mới đây, ông dùng máy cày cày xới lối đi này, mục đích hình thức hóa để chiếm dụng làm đất cá nhân mình.

Câu hỏi:

     1. Ong Kiện có hành vi cảng trở lưu thông xóm giềng giữa hai thôn nhiều năm, có vi phạm cản trở quyền đi lại đã hiện hữu 100 năm của người dân?.

     2. Hành vi 1(trên), không được giải quyết đến nơi, vì khu phố 3, đang và đã mở nhiều đường mới nên không ai kiện đến cùng, dù có xảy ra tranh chấp. Lần này, ông ta được nước lấn tới, cày luôn lối đi trước nhà tôi, mà tôi không được biết gì. Tôi phải làm gì để đòi quyền lợi của mình. Tôi có quyền đòi trả lại lối đi chung hiện hữu không?.

    3. Gỉa sử đất lối đi chung là của ông bà để lại thì ông Kiện có quyền muốn làm gì thì làm không?. Nhờ quý cơ quan chỉ dẫn thêm. Xin cảm ơn thật nhiều.

(thư gửi lại thay cho thư đã gửi 29/04/2015, vào lúc 11gio 19phut).

Nội dung trả lời:
File đính kèm:

Chuyển trả câu hỏi

Lý do chuyển trả:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: